Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 25-09-2020 9:19am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My

Thai giới hạn tăng trưởng (FGR) khởi phát sớm thường được chẩn đoán khi siêu âm ghi nhận thai nhỏ so với tuổi thai (SGA) và Doppler động mạch rốn bất thường. FGR liên quan đến tăng nguy cơ thai chết trong tử cung và chậm phát triển tâm thần khi trẻ sống sót. Những trẻ sơ sinh hạn chế tăng trưởng trong tử cung sinh cực non, sự phát triển của trẻ chịu tác động tiêu cực của cả hai yếu tố này. Tuổi thai là yếu tố dự báo mạnh nhất về sự phát triển sau sinh của trẻ. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, nỗ lực kéo dài thai kỳ FGR khởi phát sớm phải được cân bằng với nguy cơ thai chết trong tử cung.

Khi theo dõi thai FGR, mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn (ARED) là dấu hiệu giảm tưới máu nhau thai nặng và tiên đoán kết cục xấu. Tuy nhiên, trong quản lý FGR khởi phát sớm, Doppler động mạch rốn thường không là yếu tố quan trọng của quy trình quản lý và bác sĩ lâm sàng dựa vào các thông số khác để đánh giá sức khoẻ thai, như Doppler ống tĩnh mạch, theo dõi nhịp tim thai hoặc biểu đồ sinh trắc vật lý.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đánh giá kết cục ngắn hạn và dài hạn của những trường hợp FGR và ARED được chỉ định chấm dứt thai kỳ chủ động trước 30 tuần vừa công bố kết quả. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ năm 1998 đến 2015, tổng cộng có 136 thai nhi có trọng lượng lúc sinh nhỏ so với tuổi thai và ARED trên Doppler động mạch rốn (nhóm FGR, 26% trường hợp song thai) được so sánh với 946 trẻ có trọng lượng lúc sinh tương thích tuổi thai (nhóm AGA, 25% song thai). Ở nhóm FGR, chỉ định chính để chấm dứt thai kỳ là ARED. Kết quả phân tích như sau:

Trẻ thuộc nhóm FGR có trọng lượng lúc sinh trung bình là 630 g (340-1165) và tuổi thai khi sinh 187 ngày (164-209) so với nhóm trẻ có tuổi thai tương thích lúc sinh là 950 g (470-2194) và 185 ngày (154-209). Không có sự khác biệt tỷ lệ tử vong chu sinh giữa hai nhóm (lần lượt là 5% và 5,4% ở nhóm FGR và AGA). Tất cả 7 ca thai chết trong tử cung trong nhóm FGR đều xảy ra ở thai dưới 26 tuần. Nhóm FGR ít xảy ra xuất huyết não thất nặng so với nhóm AGA; nhưng loạn sản phế quản phổi và nhiễm trùng huyết ở nhóm FGR nhiều hơn ở nhóm AGA (p = 0,008, p <0,001 và p = 0,006). Tỷ lệ sống sót sau 2 năm và tỷ lệ bại não không khác biệt giữa hai nhóm FGA và AGA (lần lượt là 83% so với 82% và 7% so với 8%). Trẻ sinh sống không chậm phát triển tâm thần nhóm AGA cao hơn nhóm FGR (83% so với 62%, p<0,001). Trong nhóm FGR, kết cục giữa đơn thai và song thai, giữa mất sóng tâm trương và đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn là như nhau.

Kết quả trên cho thấy trẻ sinh cực non sau FGR nặng có khả năng sống sót tương tự như trẻ sinh AGA ở tuổi thai tương ứng, tuy nhiên nguy cơ chậm phát triển tâm thần cao hơn, nguy cơ rõ nhất khi sinh trước 25 tuần. Tuổi thai vẫn là một yếu tố quan trọng liên quan đến tiên lượng FGR khởi phát sớm, tuy nhiên, các kết quả hiện tại ủng hộ một giả thuyết cần được nghiên cứu tiến cứu rằng thai nhi có ARED động mạch rốn can thiệp sớm có lợi hơn theo dõi và các dấu hiệu trên Doppler động mạch rốn có thể là một yếu tố can thiệp trong quy trình lâm sàng kể cả khi thai còn rất nhỏ.
 
Lược dịch từ: Infant outcome after active management of early‐onset fetal growth restriction with absent or reverse umbilical artery blood flow – Ultrasound in Obstetrics & Gynecology.  
https://doi.org/10.1002/uog.23101.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Stress khi mang thai và thai chết lưu - Ngày đăng: 27-03-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK