Tin tức
on Tuesday 22-09-2020 11:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Trong thập kỷ qua, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bằng cách phân tích số lượng 24 nhiễm sắc thể (NST) (PGT-A) ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong việc lựa chọn phôi cho những bệnh nhân điều trị thụ tinh ống nghiệm (TTTON). Khi chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nào đánh giá tác động của các phương pháp thụ tinh đối với độ chính xác của PGT-A, thì Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) vào năm 2012 đã đưa ra khuyến nghị sử dụng ICSI cho tất cả các chu kỳ liên quan đến PGT vì lo ngại kết quả không chính xác do nhiễm DNA tinh trùng ngoại lai. Hơn nữa, việc 'lạm dụng' ICSI trong vô sinh không do nam là một mối quan tâm, vì ICSI không thể cải thiện kết quả lâm sàng ở quần thể vô sinh không do yếu tố nam và nó làm tăng đáng kể gánh nặng làm việc trong các phòng thí nghiệm phôi học và chi phí điều trị TTTON. Cũng không rõ liệu các nguy cơ như dị tật bẩm sinh và rối loạn dấu ấn di truyền có liên quan đến ICSI trong vô sinh không do yếu tố nam hay không. Hiện nay, hầu hết các phòng thí nghiệm đều khuyến nghị ICSI cho các trường hợp PGT-A nhưng cũng chấp nhận các mẫu từ noãn được thụ tinh bằng IVF cổ điển.
Một vài nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đã đánh giá độ chính xác của IVF cổ điển so với ICSI trong PGT-A bằng cách xem xét sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội và tỉ lệ khảm. Mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội, nhưng các nghiên cứu này đã chỉ ra việc sử dụng IVF cổ điển có thể làm tăng tỉ lệ khảm lên 5% so với ICSI. Một hạn chế của các nghiên cứu này là việc so sánh các kết quả PGT-A được thực hiện giữa các chu kỳ IVF và ICSI riêng biệt các bệnh nhân, nhưng có sự khác biệt về lâm sàng / chu kỳ của bệnh nhân, các yếu tố trong phòng thí nghiệm phôi học có thể tồn tại và ảnh hưởng đến kết quả PGT-A.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí F&S Reports trong năm nay đã đánh giá ảnh hưởng của phương pháp thụ tinh đến kết quả của PGT-A ở phôi có nguồn gốc từ IVF cổ điển và ICSI trong các noãn chia đôi của một bệnh nhân. Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu chia đôi noãn của 118 cặp vợ chồng trong 131 chu kỳ điều trị chia đôi noãn được chọn ngẫu nhiên thụ tinh bằng IVF cổ điển hoặc ICSI. PGT-A được thực hiện thông qua sinh thiết tế bào TE phôi nang và giải trình tự thế hệ mới với sàng lọc 24 nhiễm sắc thể. Các kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ phôi nguyên bội, lệch bội và thể khảm trên mỗi lần sinh thiết.
Kết quả:
- Tổng số 2129 noãn được chọn ngẫu nhiên để thụ tinh IVF cổ điển (n = 1026) và ICSI (n = 1103). Không có sự khác biệt nào về tỷ lệ lệch bội (50,3% so với 45,2%) và tỷ lệ phôi khảm (1,7% so với 2,4%) trên mỗi lần sinh thiết giữa các phôi có nguồn gốc noãn chia đôi IVF cổ điển và ICSI.
- Tỷ lệ phần trăm các thể lệch bội khác nhau (gồm lệch bội 1 NST, 2 NST, đa NST) và lệch bội liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể giới tính (6,2% so với 7,2%) là tương đương nhau giữa hai nhóm.
- Nhìn chung cơ hội để có một phôi nguyên bội trên mỗi noãn được phân bổ ở hai nhóm là tương đương nhau (13,2% so với 15,5%).
Nguồn: Comparison of aneuploidy rates between conventional in vitro fertilization (IVF) and intracytoplasmic sperm injection (ICSI) in IVF-ICSI split insemination cycles, F&S Reports (2020), doi: https://doi.org/10.1016/j.xfre.2020.07.006.
Từ khóa: lệch bội, ICSI, IVF cổ điển, PGT-A
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh kết cục thai kỳ giữa chuyển phôi cùng với môi trường đã nuôi cấy phôi và môi trường mới: thử nghiệm tiến cứu ngẫu nhiên - Ngày đăng: 22-09-2020
Hội chứng buồng trứng đa nang và thai kỳ - Ngày đăng: 17-09-2020
Stress khi mang thai và thai chết lưu - Ngày đăng: 27-03-2021
Ảnh hưởng của hút thuốc lá lên tỉ lệ có con của nam giới trưởng thành có tiền sử tinh hoàn ẩn - Ngày đăng: 17-09-2020
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lên khả năng sinh sản và tuổi mãn kinh: một đánh giá dựa trên dân số - Ngày đăng: 17-09-2020
Hút thuốc, uống rượu và nghiện ma tuý đối với khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 17-09-2020
Xây dựng hướng dẫn toàn cầu của WHO về chẩn đoán vô sinh nam – thách thức và cơ hội nghiên cứu trong tương lai - Ngày đăng: 17-09-2020
Khởi động trưởng thành noãn bằng GNRH đồng vận giúp cải thiện tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân đáp ứng tốt - Ngày đăng: 17-09-2020
Mối tương quan giữa nồng độ AMH và tỉ lệ sinh sống của bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 17-09-2020
Mối tương quan giữa tỉ lệ giới tính và chất lượng phôi nang - Ngày đăng: 17-09-2020
BMI của phụ nữ mang thai hộ có ảnh hưởng đến kết cục điều trị hay không? - Ngày đăng: 17-09-2020
Số lượng noãn thu nhận được quyết định tỉ lệ sinh sống cộng dồn ở chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 17-09-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK