Tin tức
on Thursday 17-09-2020 12:10pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Trong những thập kỷ gần đây, sự suy giảm khả năng sinh sản của con người ngày càng trở nên đáng lo ngại. Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị vô sinh, tuy nhiên, các phương pháp này thường can thiệp nhiều, tốn kém chi phí, tỉ lệ thất bại còn cao, làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của bệnh nhân, tăng bất ổn tâm lý như căng thẳng, rối loạn lo âu và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của cặp đôi. Vì vậy, phòng ngừa là phương pháp tốt hơn so với can thiệp điều trị.
Các nhà nghiên cứu người Ý đã thực hiện một tổng quan tài liệu về ba thói quen không lành mạnh phổ biến nhất - nghiện thuốc lá, rượu và ma túy - và những ảnh hưởng đã được báo cáo của chúng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Hút thuốc lá rất phổ biến ở hầu hết các nước phát triển, mặc dù thói quen này đang giảm dần ở Hoa kỳ, các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá vẫn chiếm trên 30% ở các đối tượng trong độ tuổi sinh sản. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, do đã có nhiều bằng chứng cho thấy những tác động xấu của hút thuốc lá lên chức năng sinh sản và tình dục cũng như sức khỏe nói chung.
Uống rượu là một thói quen thường được xã hội chấp nhận, nhưng các tác động tiêu cực của nó đối với chức năng tuyến sinh dục đã được báo cáo liên tục trong 30 năm qua. Một số nghiên cứu đã báo cáo nhiều tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới sau khi lạm dụng ma túy. Đây cũng là một hiện tượng đáng lo ngại, vì việc tiêu thụ ma túy bất hợp pháp đang gia tăng, đặc biệt là ở những đối tượng trẻ tuổi. Mặc dù bằng chứng về những vấn đề này vẫn chưa chắc chắn, chủ yếu do một số yếu tố gây nhiễu, nhưng có thể an toàn để giả định rằng việc ngừng hút thuốc lá, uống rượu và nghiện ma túy để giải trí có thể là hướng hành động tốt nhất cho bất kỳ cặp vợ chồng nào đang cố gắng có con.
Nguồn: Sansone, A., Di Dato, C., de Angelis, C., Menafra, D., Pozza, C., Pivonello, R., Isidori, A., & Gianfrilli, D. (2018). Smoke, alcohol and drug addiction and male fertility. Reproductive biology and endocrinology: RB&E, 16(1), 3. https://doi.org/10.1186/s12958-018-0320-7
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xây dựng hướng dẫn toàn cầu của WHO về chẩn đoán vô sinh nam – thách thức và cơ hội nghiên cứu trong tương lai - Ngày đăng: 17-09-2020
Khởi động trưởng thành noãn bằng GNRH đồng vận giúp cải thiện tỷ lệ phôi nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm bệnh nhân đáp ứng tốt - Ngày đăng: 17-09-2020
Mối tương quan giữa nồng độ AMH và tỉ lệ sinh sống của bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 17-09-2020
Mối tương quan giữa tỉ lệ giới tính và chất lượng phôi nang - Ngày đăng: 17-09-2020
BMI của phụ nữ mang thai hộ có ảnh hưởng đến kết cục điều trị hay không? - Ngày đăng: 17-09-2020
Số lượng noãn thu nhận được quyết định tỉ lệ sinh sống cộng dồn ở chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 17-09-2020
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và kết quả trẻ sơ sinh IUI - Ngày đăng: 17-09-2020
Quan hệ tình dục thời kỳ hậu sản - Ngày đăng: 15-09-2020
Mối tương quan giữa ung thư cổ tử cung và việc sử dụng thuốc lá của bạn tình - Ngày đăng: 15-09-2020
Ảnh hưởng của nồng độ Oxy trong hệ thống nuôi cấy phôi đối với kết quả sản khoa và sơ sinh - Ngày đăng: 14-09-2020
Mối tương quan giữa PLCζ ở tinh trùng và thất bại hoạt hóa noãn - Ngày đăng: 14-09-2020
Mối tương quan giữa sẩy thai liên tiếp và tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở phôi nang - Ngày đăng: 14-09-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK