Tin tức
on Thursday 02-04-2020 9:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Võ Minh Tuấn - IVFMD Tân Bình
Trữ lạnh là kỹ thuật mà trong đó, các mẫu trữ được lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp (-1960) và có thể được lưu giữ trong một thời gian dài cho đến khi sử dụng. Từ khi bắt đầu ở thế kỷ 18, trữ lạnh tinh trùng được xem là nền tảng cho sự phát triển kỹ thuật này trên các đối tượng khác. Tinh trùng có thể được trữ lạnh nhằm hai mục đích chính: thành lập ngân hàng tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản và phục vụ cho mục đích điều trị. Có hai phương pháp trữ lạnh phổ biến là đông lạnh chậm và phương pháp thủy tinh hoá. Hiện nay, kỹ thuật đông lạnh chậm được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tinh trùng di động sau rã khi sử dụng phương pháp thủy tinh hóa cao hơn so với phương pháp đông lạnh chậm thông thường (Reprod và cộng sự, 2017; Aizpurua J và cs, 2017). Do các nghiên cứu vẫn còn hạn chế, vì vậy, nghiên cứu này thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của việc trữ lạnh tinh trùng áp dụng cho mẫu tinh dịch với các thông số bất thường.
Nghiên cứu được tiến hành như sau: 20 bệnh nhân với đặc điểm tinh trùng ít, yếu (SOA- severe oligoasthenozoospermia): mật độ tinh trùng 1 - 10x106 tt/ml, di động tiến tới 10% - 30%, tỉ lệ sống < 78% và 20 bệnh nhân với đặc điểm tinh trùng rất ít, yếu (VSOA - very severe oligoasthenozoospermia): mật độ tinh trùng < 1x106 tt/ml, di động tiến tới < 10%; được chia ngẫu nhiên để trữ tinh trùng bằng phương pháp đông lạnh chậm (nhóm 1, n = 10) và thủy tinh hóa (nhóm 2, n = 10) trong hai mốc thời gian 1 tháng và 6 tháng. Sau đó mẫu sẽ được đánh giá độ di động, tỉ lệ sống sau khi trữ, đồng thời tiến hành đánh giá tính toàn vẹn DNA thông qua xét nghiệm HBA đối với nhóm SOA.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Sau khi trữ 1 tháng, đối với mẫu SOA, độ di động của nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (42% so với 7%, P = 0,015) và tỉ lệ sống cũng cao hơn so với nhóm trữ bằng phương pháp đông lạnh chậm (57% so với 34,5%, P < 0,001). Đối với mẫu VSOA, độ di động của nhóm trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa cao hơn so với đông lạnh chậm (14,5 so với 2,5%, P = 0,007).
- Sau khi trữ 6 tháng, không có sự khác biệt vệ độ di động của 2 nhóm đối với mẫu SOA (27% so với 8%, P = 0,066). Đối với nhóm VSOA, độ di động của nhóm trữ bằng phương pháp thủy tinh hóa cao hơn so với đông lạnh chậm (12,5% so với 2%, P = 0,009).
- Kết quả xét nghiệm HBA đối với mẫu SOA sau 6 tháng của nhóm 1 không có sự khác biệt so với nhóm 2 (27,5% so với 33%, P = 0,91).
Nguồn: Karthikeyan, M., Arakkal, D., Mangalaraj, A. M., & Kamath, M. S. (2019). Comparison of conventional slow freeze versus permeable cryoprotectant-free vitrification of abnormal semen sample: A randomized controlled trial. Journal of human reproductive sciences, 12(2), 150.
Các tin khác cùng chuyên mục:












THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK