Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Wednesday 17-04-2013 8:47am
Viết bởi: Administrator

images_11


ThS Vương Thị Ngọc Lan và cs



ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển nang noãn ở buồng trứng cần thiết cả 2 loại gonadotrophin FSH và LH. FSH là nội tiết chính của quá trình chiêu mộ, phát triển nang noãn và tổng hợp estrogen trong tế bào hạt. LH cũng có vai trò quan trọng trong sinh lý phát triển nang noãn (Hillier, 2001), gồm: (i) kích thích sự tổng hợp androgen ở tế bào vỏ, được vận chuyển qua tế bào hạt, là tiền chất tổng hợp estrogen ở tế bào hạt, (ii) làm cho buồng trứng tăng nhạy cảm với FSH, (iii) gây trưởng thành noãn và phóng noãn, (iv) tăng khả năng hoàng thể hóa của nang noãn khi tiếp xúc với hCG và (v) ngoài ra, thụ thể LH còn được tìm thấy trên nội mạc tử cung (NMTC), do đó, có khả năng LH còn có vai trò trong quá trình làm tổ của phôi (Shemesh, 2001).

Dựa trên các nghiên cứu cơ bản về vai trò của LH trong phát triển nang noãn, khái niệm về cửa sổ LH được thiết lập. Khi LH quá thấp <1,2 mIU/ml, sự phát triển nang noãn bị giảm, giảm tổng hợp hormone steroid, không có sự trưởng thành noãn hoàn toàn và tỉ lệ có thai thấp (Lahoud và cs., 2006; O’Dea và cs., 2008). LH quá cao >5 mIU/ml sẽ làm cho thụ thể LH bị mất đi do quá trình điều hòa giảm thụ thể, ức chế sự tăng trưởng của tế bào hạt. Kết quả TTTON đưa đến tỉ lệ thụ tinh kém, làm tổ kém và tỉ lệ có thai kém (Shoham, 2002; Tesarik và Mendoza, 2002; Stanger và Yovich, 2005). Khi LH trong khoảng 1,2 mIU/ml - 5 mIU/ml, sự phát triển nang noãn tối ưu và trưởng thành noãn hoàn toàn.

Kích thích buồng trứng là một khâu quan trọng nhằm đạt được sự phát triển nang noãn và nội mạc tử cung tối ưu, cải thiện kết quả cho một chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Các phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT) trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đều ức chế LH nội sinh, do đó, về mặt lý thuyết, một số trường hợp cần bổ sung LH. Thực tế, có khoảng 10-12% người bệnh đáp ứng không phù hợp với các phác đồ KTBT hiện sử dụng, được cho là do thiếu LH (Hill và cs., 2012). Vì vậy, bổ sung LH trong KTBT TTTON là cần thiết và được áp dụng ở rất nhiều trung tâm TTTON. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng người bệnh nào có ích lợi từ bổ sung LH và cách bổ sung LH như thế nào là các vấn đề còn được tranh luận rất nhiều. Theo đồng thuận về bổ sung LH trong KTBT TTTON của các chuyên gia Châu Á – Thái Bình Dương (Wong và cs., 2011), các bệnh nhân được ghi nhận chắc chắn có ích lợi từ bổ sung LH gồm: suy buồng trứng trung tâm (nhóm 1 theo phân loại Không phóng noãn của Tổ chức Y tế Thế giới), tiền sử đáp ứng kém với KTBT (<4 noãn với KTBT tiêu chuẩn, liều FSH tối thiểu 300 IU/ngày), và đáp ứng buồng trứng không tối ưu trong chu kỳ đang điều trị (vào ngày 6 của KTBT, không có nang noãn >10 mm, E2 <200 pg/ml, NMTC <6mm).

Ngoài ra, nhóm bệnh nhân ≥ 35 tuổi được ghi nhận là có thể có ích lợi từ bổ sung LH. Đây là nhóm có nguy cơ đáp ứng buồng trứng kém hay không tối ưu do dự trữ buồng trứng đã bị giảm. Hơn nữa, hoạt tính sinh học của LH được ghi nhận có khuynh hướng giảm dưới ngưỡng ở các bệnh nhân trên 35 tuổi (Wong và cs., 2011). Bosch và cs (2011) đã báo cáo tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ thai diễn tiến tăng rõ rệt ở nhóm bệnh nhân > 35 tuổi có bổ sung LH so với không bổ sung LH tái tổ hợp vào phác đồ KTBT (26,7% so với 18,6% và 33,5% so với 25,3%, p < 0,05). Tuy nhiên, số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bổ sung LH ở nhóm bệnh nhân > 35 tuổi chưa nhiều nên chưa đủ bằng chứng để ủng hộ cho việc bổ sung L

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK