Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 10-12-2012 7:34am
Viết bởi: Administrator

hinhweb

 

Lê Thị Phương Lan

 


GIỚI THIỆU

Lab thụ tinh ống nghiệm là một lab đặc biệt, nơi duy nhất tạo ra con ngƣời, bao gồm không chỉ kỹ thuật mà cả yếu tố đạo đức, pháp lý và tôn giáo. Do vậy đòi hỏi một hệ thống quản trị chất lƣợng chặt chẽ nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có những đứa con khỏe mạnh, hạn chế tối đa sai sót và rủi ro. Các sai sót thƣờng từ 3 nguồn chính: bệnh nhân, nhân viên y tế và lab thụ tinh ống nghiệm. Với lab thụ tinh ống nghiệm bao gồm vật dụng, đĩa cấy, môi trƣờng nuôi cấy, các quy trình kỹ thuật, nhân viên, các thiết bị...

Quản trị chất lƣợng có nghĩa mọi quy trình phải đƣợc thực hiện đúng ngay từ đầu và đƣợc duy trì ổn định. Để hoạt động quản trị chất lƣợng thành công đòi hỏi sự ủng hộ của lãnh đạo bao gồm sự đảm bảo về tài chính và sự cam kết của mỗi nhân viên. Quản trị chất lƣợng bao gồm hệ thống kiểm soát chất lượng (QC- quality control), hệ thống đảm bảo chất lƣợng và kế hoạch cải tiến chất lượng.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Hệ thống kiểm soát chất lượng phải làm rõ, chính xác các quy trình để đảm bảo mọi hoạt động luôn vận hành ở điều kiện tốt nhất, chính xác nhất. Công cụ phục vụ cho chƣơng trình kiểm soát chất lượng bao gồm:

  Các quy trình được viết thành văn bản: các phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật, bảng kiểm “check list” cho từng công việc, bảng theo dõi nhiệt độ, nồng độ CO2 của các tủ cấy hàng ngày, nồng độ bụi...

   Bảng hướng dẫn cách khắc phục sự cố “trouble shooting”.

Thực hiện tốt các quy trình giúp xác định đƣợc sai sót và khắc phục đƣợc các sự cố trước khi chúng ảnh hưởng tới bệnh nhân

Đối tượng của chương trình kiểm soát chất lƣợng bao gồm:

   Nhân sự: đây là khâu quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định sự thành công.

Mọi cá nhân phải hiểu rõ mọi phác đồ, mọi quy trình, hiểu rõ công việc phải làm, phải tuân thủ đúng từng bước của quy trình, vai trò của công tác đào tạo và đào tạo lại.

   Trang thiết bị, máy móc: có bảng theo dõi hoạt động, có chế độ bảo dưỡng định kỳ.

  Môi trường không khí, định kỳ đo nồng độ bụi, cấy vi khuẩn nguồn nƣớc, không khí phòng lab, phòng chọc hút, tủ cấy.

   Dụng cụ tiêu hao.

Sự phản hồi của bệnh nhân. Chế độ báo cáo định kỳ.

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Hệ thống đảm bảo chất lượng dựa vào việc kiểm tra, phân tích, đánh giá sự hoạt động hiệu quả của lab thụ tinh ống nghiệm, kết quả có thai, sự hài lòng của bệnh nhân. Các chỉ số đánh giá phải xác định rõ giới hạn, có chỉ số chuẩn.

Các hoạt động kiểm tra phải tiến hành đều đặn và suốt cả quy trình điều trị từ lúc tiếp nhận bệnh nhân cho đến khi kết quả. Các hoạt động kiểm tra bao gồm:

  Số liệu thống kê định kỳ: các chỉ số lâm sàng, chỉ số của lab thụ tinh ống nghiệm, kết quả có thai.

  Kiểm tra định kỳ chất lƣợng dụng cụ tiêu hao, môi trường nuôi cấy bằng các test đặc hiệu nhƣ: survival sperm test… Đo độ sạch không khí bằng độ bụi.

  Kiểm tra định kỳ tay nghề, kỹ năng của nhân viên: thƣờng khó, mang tính chủ quan, bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên có thể tiến hành bằng so sánh kết quả của mỗi người: bác sỹ lâm sàng: số noãn thu hoạch sau hút trứng / số nang noãn, cách thức chuyển phôi… các nhân viên của lab: tỉ lệ thụ tinh của ICSI, thoái hoá phôi sau rã đông…

Báo cáo định kỳ hàng tháng. Một trung tâm tốt có kết quả ổn định.

Vai trò kiểm tra của chuyên gia bên ngoài có tính khách quan, có thể trao đổi kinh nghiệm, tuy nhiên, khó thực hiện.

Phân tích kết quả.

Đề ra kế hoạch hoạt động tiếp theo: sửa sai, cải thiện chất lượng. Giới thiệu quy trình mới. Phải đƣợc sự đồng thuận từ lãnh đạo tới từng nhân viên và cam kết thực hiện đúng quy trình đã thay đổi.

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn một lab thụ tinh ống nghiệm

Một lab sạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

1.   Mật độ bụi (hạt/m3):

   Giữa hood, khu vực thao tác: class 1

   Khu vực kế cận nơi thao tác: class 2

   Phòng đệm trước khi vào lab (phòng OR): class 3

ISO

14644-1

≥0,1m

0,2m

0,3m

0,5m

1m

5m

Class 1

10

2

Class 2

100

24

10

4

Class 3

1.000

237

102

35

8

Class 4

10.000

2.370

1.020

352

83

Class 5

100.000

23.700

10.200

3.520

832

29

Class 6

1.000.000

237.000

102.000

35.200

8.320

293

Class 7




352.000

83.200

2.930

Class 8

3.520.000

832.000

29.300

Class 9

35.200.000

8.320.000

293.000

2.   Nhiệt độ phòng có thể 25±20C.

3.   Độ ẩm 30-60%.

4.   Khuẩn lạc (sau khi cấy): tương ứng với

 Class 1-3: <1/m3

 Class 4: 1 khuẩn lạc trong không khí, 1 khuẩn lạc cấy trên đĩa 90mm/4h

 Class 5: 7 khuẩn lạc trong không khí, 3 khuẩn lạc cấy trên đĩa 90mm/4h

 Class 6: 10 khuẩn lạc trong không khí, 5 khuẩn lạc cấy trên đĩa 90mm/4h

Các chỉ số đánh giá kết quả

Lâm sàng

Thuỵ Điển

Việt Nam

Số nang noãn

>10

Chưa có

Tỉ lệ có thai lâm sàng

40%

Chưa có

Tỉ lệ có thai của bệnh nhân ≤34 tuổi

50%

Tỉ lệ có thai của bệnh nhân xin noãn

70%

Tỉ lệ có thai khi bắt đầu chu kỳ

(+ chu kỳ chuyển phôi đông lạnh)

Tỉ lệ đẻ con sống

 

IVF lab

Thuỵ Điển

Việt Nam

Tỉ lệ thụ tinh bình thuờng:

 IVF

>70%

 ICSI

>80%

Thụ tinh bất thường:

 IVF

<10%

 ICSI: thoái hoá

<5%

 1PN, 3PN

<3%

Tỉ lệ phôi sống sau rã đông

>70%

HÀNH ĐỘNG

Xây dựng các quy trình và thông qua toàn khoa, mỗi nhân viên phải hiểu và thực hiện đúng.

Cập nhật, cải tiến kỹ thuật thƣờng xuyên sau khi có số liệu kiểm chứng. Phải thông qua trƣớc khi áp dụng. VD: chuyển phôi thƣờng quy vào ngày 3 và 5, áp dụng tối ƣu hóa kỹ thuật chuyển phôi...

Xây dựng quy trình giải quyết sự cố “trouble shooting”. Có “check list” cho mỗi quy trình.

Giao ban hàng ngày.

Báo cáo kết quả hàng tháng, vẽ biểu đồ theo dõi để đánh giá và chấn chỉnh, cải tiến kịp thời.

Phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên.

Các hành động cụ thể

Công việc

Trước

Sau

Đo CO2 tủ cấy

Đo Hàng ngày

Hàng ngày

Đo bụi

không

Hàng ngày

Lau nhà

1lần/ tuần

Hàng ngày

Khăn lau

Khăn vải tiệt trùng dùng lại

Gạc sạch tiệt trùng 1 lần

Quạt gió của hood

Ngay trước và sau thao tác

Trước và sau thao tác ít nhất 30 phút


Trang bị thiết bị:

 Máy khử bụi 2 cái

 Lamina hood 1 cho thao tác với phôi, noãn

Lịch vệ sinh

1.   Tất cả bề mặt của các đồ vật trong lab phải đƣợc lau bằng cồn 700 hoặc chất sát trùng 1 lần/tuần.

2.   Sàn phòng lab, phòng chọc hút và các phòng đệm lau hàng ngày.

3.   Tường lab lau 1lần/tuần.

4.   Các dụng cụ trong lab dùng lại phải lau sạnh ngay sau khi dùng.

5.   Kho chứa dụng cụ tiêu hao phải lau cồn 700 1 lần/tháng.

KẾT QUẢ

Cải thiện đáng kể số phôi tốt (TQE - top quality embryos). Số bệnh nhân có phôi đông lạnh tăng. Tỉ lệ có thai bước đầu được cải thiện.

Kết quả từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012:

Tổng số chu kỳ: 2009: 1.434; 2010: 1.683; 2010: 2.253;  2012 (6 tháng): 1.203.

Biểu đồ 1. So sánh kết quả từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012

bieudo1

Biểu đồ 2. Kết quả có thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ

bieudo2

Biểu đồ 3. Tỉ lệ có thai lâm sàng 6 tháng đầu năm 2012

bieudo3

KẾT LUẬN

Để một hệ thống chất lƣợng hoạt động tốt yêu cầu: từng cá nhân, từng bộ phận thực hiện đúng các quy trình một cách hệ thống, mang tính kỷ luật. Liên tục báo cáo, đánh giá, phát hiện sớm các sai sót và đưa ra cách xử trí.

Các báo cáo phải khách quan, chính xác, như vậy, có thể có kế hoạch hoạt động tốt, ổn định và đảm bảo sự thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    David Mortimer, Sharon T. Mortier. Quality and risk management in the IVF laboratory. 2004. Cambridge.

2.    Curtting R. Et al. Establishing quality control in the new IVF laboratory. Hum Fert 2004 Jun, 7(2): 119:25.

3.    T. Mardesic et al. Accreditation of IVF (PGD & PGS) laboratory: Principles, expectation and consequences.

4.    Đặng Quang Vinh 2010. Quản lý chất lƣợng một lab thụ tinh ống nghiệm. Báo cáo tại hội nghị Expert meeting 2010.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK