Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 08-09-2008 12:03am
Viết bởi: Administrator

untitled_1

 

BS Vũ Thiên Ân

 


Hiện nay, viêm gan siêu vi B (VGSVB) là một vấn đề sức khỏe rất được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kê, trên thế giới có đến 2 tỷ người đã từng nhiễm virus viêm gan siêu vi B (HVB), trong đó có 350 triệu người chuyển thành thể mang HVB mạn tính (4). Hàng năm, có 750 000 người chết do xơ gan hay ung thư gan diễn tiến từ VGSVB mạn. Việt Nam nằm ở vùng dịch tễ cao của VGSVB với tỷ lệ người mang HBsAg dương tính lên đến 20% (4). Chính vì vậy, việc đề phòng sự lây truyền HBV ở nước ta, nhất là ở trẻ em càng trở nên quan trọng.

Vấn đề phòng ngừa nhiễm HVB đặc biệt quan trọng ở trẻ em vì nhiều lý do:

1. Tuổi nhiễm HBV càng nhỏ thì nguy cơ diễn tiến thành thể mang HVB mạn tính càng cao: nguy cơ này lên đến 90% khi nhiễm ở lứa tuổi dưới 1 tuổi, so với 10% khi nhiễm ở lứa tuổi lớn hơn 6 tuổi (6). Tỷ lệ trẻ em nhiễm HVB cao sẽ ảnh hưởng đến xã hội mai sau về mọi mặt. Hơn nữa, ở người nhiễm HVB mạn, sau 10 năm có 30%-50% chuyển thành xơ gan và 3%-5% chuyển thành ung thư gan nguyên phát.(4)

Theo Maynard JE et al, 1988 (6):

Tuổi khi nhiễm HVB

Tỷ lệ mang HVB mạn tính (%)

< 1 tuổi

70-90

2-3 tuổi

40-70

4-6 tuổi

10-40

> 6 tuổi

6-10

2. HVB có thể lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn trước sinh, chu sinh và sau sinh. Hiện tại ở Việt Nam, theo một thống kê có 6% phụ nữ mang thai có HBsAg dương tính. Tỷ lệ này là rất cao nếu so với các nước đang phát triển khác lân cận nước ta: 3% (Trung Quốc) (3), 1,9% (Bali) (5)

3. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa VGSVB bằng vaccin. Nhưng cần chú ý rằng hiệu quả đáp ứng với vaccin để tạo kháng thể bảo vệ chống lại HBV thay đổi theo tuổi. Bắt đầu tiêm chủng khi tuổi càng lớn thì đáp ứng với vaccin để tạo kháng thể càng kém. Vì vậy, nên tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu sâu hơn, ta thấy:

► Về mối quan hệ giữa việc nhiềm HVB và thai kỳ : (2)
1. HBV không gây nên quái thai.
2. Việc mang thai không làm nặng tình trạng nhiễm HVB ở mẹ.
3. Tuy nhiên, VGSVB cấp ở mẹ có thể gây sẩy thai hay sinh non.

► Sự lây truyền HVB từ mẹ sang con cũng không giống nhau ở mọi trường hợp. Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HVB của mẹ khi mang thai và sinh con  . Mẹ đã có HBsAg (+), nếu kèm theo :
1. HBeAg (+)  : Tỷ lệ nhiễm cho con lên đến 70-90% (1, 7)
2. HBeAg (-) : Tỷ lệ lây nhiễm cho con là 10-40% (1, 7)
3. Mẹ bị VGSVB cấp trong tam cá nguyệt thứ 3: Tỷ lệ nhiễm cho con là 60-70% (9)

► Như đã nói trên, tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu duy nhất phòng ngừa sự nhiễm HVB. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm túc các qui tắc cũng như phác đồ tiêm chủng.

1. Trường hợp mẹ có HBsAg dương tính:
a. Các thống kê ở Thụy Sĩ và ở Thái Lan khuyến khích nên tiêm kết hợp mũi vaccin 1 và mũi Immunoglobulin chống HVB cùng lúc ở hai vị trí khác nhau ngay sau sinh ( không quá 12 giờ sau sinh) (2, 9)

Việc này rất quan trọng vì nếu chỉ tiêm 1 trong 2 thứ : vaccin hay Immunoglobulin chống HVB đều không đạt được hiệu quả bảo vệ cao bằng:

Phác đồ

Hiệu quả bảo vệ

Vaccin + Immunoglobulin

90%

Chỉ vaccine

70%

Immunoglobulin

50%

và chỉ bảo vệ cho trẻ trong 3 đến 6 tháng


b. Tiếp tục tiêm đầy đủ các mũi vaccin còn lại cho trẻ theo phác đồ

c. Sau khi đã tiêm chủng, nếu muốn đánh giá lại xem trẻ có nhiễm HVB không, có thể thực hiện xét nghiệm tìm HBsAg cho trẻ vào 3-6 tháng sau khi tiêm mũi vaccin cuối cùng (9)

2. Trường hợp mẹ có HBsAg âm tính:
Tiêm đầy đủ cho trẻ vaccin ngừa HBsAg theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tốt nhất nên tiêm mũi vaccine đầu trong vòng 7 ngày sau sinh. Không nên trì hoãn việc tiêm chủng quá 2 tuổi.
Theo WHO (10): có các phác đồ sau

Tuổi

Phác đồ 1

Phác đồ 2

Phác đồ 3

Ngay sau sinh

Mũi 1

Mũi 1

6 tuần

Mũi 1

Mũi 2

10 tuần

Mũi 2

Mũi 2

Mũi 3

14 tuần

Mũi 3

Mũi 3

Mũi 4

Tỷ lệ hiện diện kháng thể bảo vệ hiệu quả sau tiêm ngừa tăng dần theo các mũi tiêm ngừa (8):

Mũi tiêm

Hiệu quả bảo vệ

Mũi 1

16-45%

Mũi 2

80-95%

Mũi 3

95-100%


3. Đối với trẻ nhẹ cân khi sinh: sự đáp ứng tạo kháng thể bảo vệ chống HVB kém hơn ở trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường. Vậy ta có cần trì hoãn việc tiêm chủng không và trì hoãn bao lâu? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào tình trạng nhiễm HVB của mẹ (2).

Tình huống

Thời điểm tiêm mũi vaccin đầu tiên

Phác đồ áp dụng

(tính theo tháng)

Số mũi vaccin

cần thiết

Sinh non và cân nặng < 2000g

< 1 tháng (áp dụng ở mẹ có HBsAg +)

0-1-6 tháng

hay 0-1-2-6 tháng

3 đến 6 mũi

> 1 tháng (áp dụng ở mẹ có HBsAg -)

0-1-2-6 tháng

hay 0-2-4-12/24 tháng

hay 0-1-2-12 tháng

3 đến 6 mũi

Sơ sinh đủ ngày và cân nặng

> 2000g

< 1 tháng

0-1-6 tháng

3 đến 6 mũi

Kết luận: VGSVB là một vấn đề quan trọng và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tương lai của trẻ em nhưng lại là một vấn đề có thể phòng ngừa bằng việc tiêm chủng. Vì vậy, cần thực hiện một cách nghiêm túc chương trình tiêm chủng mở rộng để bảo đảm cho một thế hệ tương lai khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo:
1. Biswas S, Gupta I, et al., Prevalence of hepatitis B surface antigen in pregnant mother and its perinatal transmission. Trans R Soc Trop Med Hyg 1989; 83, p698-700.

2. C.Albi, R. Anderau et al, Recommandation pour la prévention de la transmission mère- enfant de l’hépatite B, Vol 18, No.2-2007, p20-24.

3. Epidemiology update 4/2007, chronic hepatitis B in pregnant women.

4. In Gentilini Médecine tropicale, Infection précore par le virus de l’hépatite B, 5e Édition, Flammarison, Paris, 1992 , p656-658.

5. Journal of medicalverologie, volume 75, issue 4, p499-503.

6. Kane MA, Mard JE et al., Routine prenatal screening for hepatitis B surface antigen. JAMA. 1988 Jan 15;259(3), p408-409.

7. Okada K, Kamiyama, et al., e antigen and anti-e in the serum of  asymtomatic carrier mothers as indicators of positive and negative transmission of hepatitis B to theirs infants. N Engl J Med 1976; 294, p746-749.

8. Schweitzer IL, Vertical transmission of the hepatitis B surface antigen. Am J Med Sci 1975; 270, p287-291.

9. P.Penri Kosuwon - Séminaire hépatite,  IFMT, 2008.

10. World Health Organization 10/2001, Hepatitis B immunization.

11. www.hepato-site.com
12. www.hepatites-promethee.org
13. www.lesjta.com
14. www.swiww-paediatrics.org

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
HÌNH ẢNH SIÊU ÂM THAI 3 THÁNG ĐẦU - Ngày đăng: 06-09-2008
CHẨN ĐOÁN THIỂU ỐI TRÊN SIÊU ÂM - Ngày đăng: 14-11-2008
BẤT ĐỒNG NHÓM MÁU RHESUS - Ngày đăng: 28-11-2008
THAI KỲ VÀ CÚM H1N1 - Ngày đăng: 28-10-2009
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK