Tin tức
on Friday 29-11-2024 10:18am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Huỳnh Cẩm Tú – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Khả năng di động là một tiêu chí quan trọng mà các chuyên gia phôi học sử dụng để lựa chọn tinh trùng trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI). Một số phương pháp được áp dụng để lựa chọn tinh trùng bất động phù hợp cho ICSI như: phản ứng nhược trương (the hypo-osmotic swelling – HOS test), tia laser, yếu tố kích hoạt tiểu cầu, đánh giá độ linh hoạt đuôi tinh trùng hoặc sử dụng các chất như Theophylline, Pentoxifylline, hoặc Papaverine.
Theophylline và Pentoxifylline được chứng minh có khả năng tăng tính di động của tinh trùng bằng cách ức chế enzyme thủy phân cyclic adenosine 3'5' monophosphate (cAMP) từ đó giúp tăng nồng độ cAMP nội bào, kích thích tiêu thụ oxy và hoạt động chuyển hóa, tạo ra năng lượng cần thiết để tăng tính di động của tinh trùng. Khi tiếp xúc với Theophylline hoặc Pentoxifylline, đuôi tinh trùng chuyển động mạnh mẽ hơn, giúp tinh trùng bơi nhanh và mạnh mẽ hơn về phía noãn, từ đó tăng khả năng thụ tinh.
Mục tiêu của bài tổng quan này là phân tích hiệu quả của Theophylline và Pentoxifylline đối với khả năng di động của tinh trùng.
Phương pháp
Các nghiên cứu được tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của PubMed và Google Scholar với các từ khóa: “theophylline”, “pentoxifylline”, “cAMP” và “phosphodiesterase inhibitors” và nghiên cứu về các chất có hiệu quả tăng cường khả năng di động của tinh trùng trong kỹ thuật ICSI.
Kết quả
Có 8 bài báo được công bố trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2023, thỏa điều kiện được sử dụng trong bài tổng quan này. Kết quả thu được từ 8 nghiên cứu này như sau:
Pentoxifylline giúp giảm thời gian nuôi cấy và chọn lọc tinh trùng cho ICSI; tăng tỷ lệ thụ tinh, phôi chất lượng tốt, làm tổ và có thai.
Nhược điểm của việc sử dụng Theophylline và Pentoxifylline
Chưa có báo cáo nào ghi nhận nhược điểm của Theophylline.
Pentoxifylline được báo cáo là gây tăng tổn thương DNA, tác động xấu đối với chất lượng và chức năng của noãn cũng như gây độc đối với phôi. Tiếp xúc thời gian dài với Pentoxifylline gây thay đổi hình thái phôi, phôi chậm phát triển hoặc chết phôi. Tỷ lệ sảy thai được ghi nhận cao hơn khi sử dụng Pentoxifylline. Đáng lưu ý là cũng ghi nhận được các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ cơ xương, mắt và ruột.
Kết luận
Sử dụng Theophylline để xác định tinh trùng sống là một lựa chọn tốt hơn để tăng cường khả năng di động của tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và sau sinh.
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu toàn diện về tác dụng phụ, bất thường di truyền cũng như sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ em sinh ra từ các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm có sử dụng chất tăng cường tính di động cho tinh trùng là rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho các thế hệ tương lai.
Tài liệu tham khảo: Gala B, Badge A, Bawaskar P, et al. (November 02, 2023). The Potential of Theophylline and Pentoxifylline in Sperm Optimization and Its Intracytoplasmic Sperm Injection Outcomes. Cureus 15(11): e48192. DOI 10.7759/cureus.48192
Giới thiệu
Khả năng di động là một tiêu chí quan trọng mà các chuyên gia phôi học sử dụng để lựa chọn tinh trùng trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI). Một số phương pháp được áp dụng để lựa chọn tinh trùng bất động phù hợp cho ICSI như: phản ứng nhược trương (the hypo-osmotic swelling – HOS test), tia laser, yếu tố kích hoạt tiểu cầu, đánh giá độ linh hoạt đuôi tinh trùng hoặc sử dụng các chất như Theophylline, Pentoxifylline, hoặc Papaverine.
Theophylline và Pentoxifylline được chứng minh có khả năng tăng tính di động của tinh trùng bằng cách ức chế enzyme thủy phân cyclic adenosine 3'5' monophosphate (cAMP) từ đó giúp tăng nồng độ cAMP nội bào, kích thích tiêu thụ oxy và hoạt động chuyển hóa, tạo ra năng lượng cần thiết để tăng tính di động của tinh trùng. Khi tiếp xúc với Theophylline hoặc Pentoxifylline, đuôi tinh trùng chuyển động mạnh mẽ hơn, giúp tinh trùng bơi nhanh và mạnh mẽ hơn về phía noãn, từ đó tăng khả năng thụ tinh.
Mục tiêu của bài tổng quan này là phân tích hiệu quả của Theophylline và Pentoxifylline đối với khả năng di động của tinh trùng.
Phương pháp
Các nghiên cứu được tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của PubMed và Google Scholar với các từ khóa: “theophylline”, “pentoxifylline”, “cAMP” và “phosphodiesterase inhibitors” và nghiên cứu về các chất có hiệu quả tăng cường khả năng di động của tinh trùng trong kỹ thuật ICSI.
Kết quả
Có 8 bài báo được công bố trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2023, thỏa điều kiện được sử dụng trong bài tổng quan này. Kết quả thu được từ 8 nghiên cứu này như sau:
- Ba nghiên cứu cho thấy cải thiện khả năng di động của tinh trùng giúp tăng tỷ lệ thụ tinh
- Một nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng tổn thương DNA
- Hai nghiên cứu cho thấy kết quả cao hơn về tỷ lệ thụ tinh, làm tổ, thai lâm sàng và thai sinh hóa; chất lượng phôi cũng tốt hơn.
- Một nghiên cứu ghi nhận được các đặc điểm khác biệt giữa Pentoxifylline và Theophylline.
- Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn và tỷ lệ sảy thai thấp hơn.
Ưu điểm của việc sử dụng Theophylline và Pentoxifylline
Theophylline cho thấy hiệu quả cải thiện tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở bệnh nhân xuất tinh ngược dòng và tinh trùng bất động hoàn toàn. Việc sử dụng Theophylline đã giúp rút ngắn thời gian chọn lựa tinh trùng trong ICSI cho các chuyên viên phôi học. Bên cạnh đó, với vai trò là chất chống oxi hóa, Theophylline giúp giảm oxi hóa lipid, từ đó ngăn ngừa tổn thương DNA do stress oxi hóa và bảo vệ màng tế bào tinh trùng. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng Theophylline, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân chia, tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống đều cao hơn. Thêm vào đó, tỷ lệ sảy thai thấp hơn cũng như chưa ghi nhận trường hợp nào dị tật bẩm sinh, tử vong sơ sinh hoặc cần can thiệp hồi sức tích cực sơ sinh.Pentoxifylline giúp giảm thời gian nuôi cấy và chọn lọc tinh trùng cho ICSI; tăng tỷ lệ thụ tinh, phôi chất lượng tốt, làm tổ và có thai.
Nhược điểm của việc sử dụng Theophylline và Pentoxifylline
Chưa có báo cáo nào ghi nhận nhược điểm của Theophylline.
Pentoxifylline được báo cáo là gây tăng tổn thương DNA, tác động xấu đối với chất lượng và chức năng của noãn cũng như gây độc đối với phôi. Tiếp xúc thời gian dài với Pentoxifylline gây thay đổi hình thái phôi, phôi chậm phát triển hoặc chết phôi. Tỷ lệ sảy thai được ghi nhận cao hơn khi sử dụng Pentoxifylline. Đáng lưu ý là cũng ghi nhận được các dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ cơ xương, mắt và ruột.
Kết luận
Sử dụng Theophylline để xác định tinh trùng sống là một lựa chọn tốt hơn để tăng cường khả năng di động của tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và sau sinh.
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu toàn diện về tác dụng phụ, bất thường di truyền cũng như sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ em sinh ra từ các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm có sử dụng chất tăng cường tính di động cho tinh trùng là rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho các thế hệ tương lai.
Tài liệu tham khảo: Gala B, Badge A, Bawaskar P, et al. (November 02, 2023). The Potential of Theophylline and Pentoxifylline in Sperm Optimization and Its Intracytoplasmic Sperm Injection Outcomes. Cureus 15(11): e48192. DOI 10.7759/cureus.48192
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi? Một nghiên cứu hệ thống phân tích thông số động học hình thái phôi bằng hệ thống nuôi cấy timelapse ở phụ nữ LNMTC - Ngày đăng: 29-11-2024
Mở rộng ứng dụng chiến lược PGT-M cho đột biến vi mất đoạn và vi lặp đoạn nhỏ - Ngày đăng: 29-11-2024
Tác động của nồng độ oxy đến sự trưởng thành noãn trong ống nghiệm: một nghiên cứu tiến cứu mù đôi chia noãn - Ngày đăng: 28-11-2024
Hiệu quả và an toàn của thủy tinh hóa noãn dư sau kích thích buồng trứng: so sánh các chỉ định lâm sàng khác nhau của bảo quản lạnh noãn trong các chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2024
Tỷ lệ thu hồi tinh trùng thành công và mang thai lâm sàng sau điều trị micro-TESE kết hợp ICSI ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ngày đăng: 28-11-2024
Đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng từ noãn có màng trong suốt lõm - Ngày đăng: 26-11-2024
Kết cục thai kỳ sau khi bổ sung lợi khuẩn qua đường âm đạo trước khi chuyển phôi trữ: một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Tác dụng của việc kết hợp chất đồng vận GnRH trong phác đồ thay thế hormone đối với kết quả lâm sàng của chu kỳ FET ở các phụ nữ có độ tuổi khác nhau - Ngày đăng: 26-11-2024
Khởi đầu hỗ trợ hoàng thể bằng cách tiêm progesterone dựa trên nồng độ progesterone huyết thanh tối thiểu vào ngày chuyển phôi trong phác đồ chu kỳ tự nhiên thực sự của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 26-11-2024
Hướng điều trị mới cho phụ nữ vô sinh: sử dụng tế bào gốc buồng trứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 25-11-2024
Cơ chế của khảm nhiễm sắc thể trong phôi tiền làm tổ và tác động của nó đến sự phát triển phôi - Ngày đăng: 25-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK