Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 21-07-2009 9:05am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

infantcough1

 

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan với viêm phổi mắc phải từ cộng đồng (VPCĐ) ở trẻ em đã giảm đáng kể trong khoảng 60 năm trở lại đây, VPCĐ với biến chứng mủ quanh màng phổi vẫn tiếp tục là một vấn đề quan trọng.

 

 


Phương cách chẩn đoán và điều trị mủ màng phổi ở trẻ em vẫn chưa được chuẩn hóa, các hướng dẫn điều trị hiện tại phần lớn được đưa ra dựa trên sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia từng trung tâm điều trị, bởi lẽ vẫn chưa có đủ nghiên cứu để cung cấp các chứng cứ hỗ trợ cho định hướng can thiệp điều trị.

Nhằm cung cấp thêm chứng cứ cho vấn đề trên, Joanne M Langley và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đa trung tâm ở 8 bệnh viện nhi tại Canada, trong khoảng thời gian 3 năm nhằm mô tả dịch tễ, vi trùng học, biểu hiện lâm sàng và điều trị trên các trẻ được chẩn đoán mủ màng phổi. Mục tiêu nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát các khác biệt trong chiến lược điều trị giữa các bệnh viện, mô tả gánh nặng bệnh lý liên quan với từng tác nhân gây bệnh tại thời điểm trước khi các chương trình vắc-xin ngừa phế cầu ở trẻ em được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Nghiên cứu bao gồm 251 trẻ < 18 tuổi được chẩn đoán mủ màng phổi trong khoảng thời gian từ 01/01/2000 đến 31/12/2003 tại 8 trung tâm điều trị nhi khoa, Canada. Tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

  • Kết quả cấy dịch màng phổi thu được từ chọc hút dương tính,
  • Cấy dịch màng phổi âm tính nhưng có kết quả hóa sinh và tế bào phù hợp chẩn đoán,
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh học,
  • Chẩn đoán qua phẫu thuật.

Các trẻ có mủ màng phổi thứ phát sau chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực hoặc vỡ thực quản sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.

Kết quả thu được bao gồm một số điểm chính như sau:

  • Trẻ nam chiếm 51,4% trong số 251 trẻ tham gia nghiên cứu,
  • Phần lớn trẻ trước đó đều bình thường, trẻ < 5 tuổi chiếm 57%,
  • Thời gian nằm viện trung bình là 9 ngày,
  • Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng tập trung cao nhất vào mùa đông,
  • Oxygen cần thiết trong 77% trường hợp, 75% cần đặt ống dẫn lưu lồng ngực và 33% được chăm sóc tại  khoa hồi sức,
  • Tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh tương tự nhau giữa các trung tâm. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt trong số lần chụp X-quang lồng ngực và các thủ thuật xâm lấn (chọc hút dịch màng phổi, đặt ống dẫn lưu) giữa các đơn vị điều trị,
  • Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất được phân lập từ mẫu bệnh phẩm (máu, dịch màng phổi, sinh thiết phổi) là Streptococcus pneumoniae.

Nghiên cứu trên cho thấy mủ màng phổi thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện vẫn chưa có một phác đồ thống nhất cho tất cả các đơn vị điều trị cũng như chưa có một phác đồ nào chứng tỏ hiệu quả vượt trội so với các định hướng điều trị còn lại. Vẫn còn cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu trước khi có thể đưa ra một phác đồ điều trị chuẩn.


BS Nguyễn An Nghĩa

(Nguồn: BMC Infect Dis. 2008; 8:129)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK