Tin tức
on Thursday 28-11-2024 9:00am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nguyễn Hoàng Bảo Ngân – IVF Tâm Anh
Thủy tinh hóa là phương pháp bảo quản tế bào noãn được sử dụng rộng rãi cho nhiều chỉ định lâm sàng khác nhau như trường hợp người chồng không có mẫu tinh trùng tại thời điểm chọc hút, bảo tồn khả năng sinh sản, bảo tồn trước điều trị ung thư, và thành lập ngân hàng noãn. Nhiều bằng chứng đã ghi nhận về tính hiệu quả của đông lạnh noãn dư cho phụ nữ có ≥18-20 noãn. Số lượng noãn thu được có liên hệ với tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (cumulative live birth rate – CLBR). Trong các chu kỳ thu được nhiều noãn, thủy tinh hóa một số lượng nhỏ tế bào noãn được khuyến nghị để duy trì cơ hội sinh con cao. Tuy nhiên, một số phụ nữ tái sử dụng noãn thủy tinh hóa tự thân do không mang thai từ noãn tươi.
Nghiên cứu so sánh các chu kỳ đông lạnh noãn thừa với các chu kỳ đông lạnh noãn do yếu tố nam giới nhằm cung cấp thông tin về lợi ích hoặc rủi ro của đông lạnh noãn thừa sau chọc hút.
Phương pháp
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 6344 noãn thủy tinh hóa trong 791 chu kỳ tự thân từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2019. Bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI được khuyến nghị thủy tinh hóa noãn khi có >18-20 noãn hoặc do không đủ tinh trùng vào ngày chọc hút.
Các chu kỳ được chia thành 3 nhóm dựa theo chỉ định thủy tinh hóa noãn, bao gồm nhóm 1 (cặp vợ chồng vô sinh có noãn dư thừa), nhóm 2 (người chồng không có mẫu tinh trùng tươi hoặc vắng mặt vào ngày chọc hút), nhóm 3 (người chồng không có mẫu hoặc không đủ mẫu tinh trùng tươi và tinh trùng phẫu thuật vào ngày chọc hút).
Kết cục chính là CLBR trên mỗi chu kỳ rã đông. Kết cục phụ bao gồm tỷ lệ sống, kết quả labo của noãn rã đông, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ phá thai trong tam cá nguyệt đầu tiên và tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ, kết quả chu sinh và sơ sinh.
Kết quả
Kết quả đặc điểm của bệnh nhân trên noãn tươi
Nghiên cứu cho thấy tuổi, BMI, nồng độ FSH, LH, và testosterone, phác đồ kích thích buồng trứng, số lượng noãn thu được, số lượng noãn thủy tinh hóa và thời gian bảo quản có khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai sớm, và tỷ lệ trẻ sinh sống giữa nhóm 1 và nhóm 3 trong chuyển phôi tươi từ noãn tươi. Mặc khác, chuyển phôi trữ từ noãn tươi ở nhóm 1 có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể so với nhóm 3 (41,1% so với 11,1%, P = 0,012).
Kết quả labo và kết quả thai trên noãn rã
Kết quả ghi nhận tỷ lệ sống của noãn rã ở nhóm 1 cao hơn nhóm 3 (88,95% so với 84,99%, P <0,001), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa nhóm 1 và 2 (88,95% so với 84,17%, P = 0,329). Tỷ lệ phôi tốt ngày 3 cao hơn ở nhóm 3 so với nhóm 1 (31,22% so với 23,68%, P <0,001). Mặc khác, không có khác biệt trong tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai sớm hoặc tỷ lệ trẻ sinh sống giữa ba nhóm khi chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở noãn rã. CLBR cao nhất ở nhóm 3 và thấp nhất ở nhóm 1 (39,0% so với 28,9%, P = 0,006).
CLBR không có khác biệt giữa ba nhóm khi số lượng noãn tiêu thụ tăng (P = 0,092), nhưng CLBR được cải thiện khi có nhiều noãn rã. Bệnh nhân ≥35 tuổi có CLBR thấp hơn bệnh nhân <35 tuổi.
Ngoài ra, tỷ lệ đái tháo đường, tăng huyết áp trong thai kỳ, sinh mổ, giới tính trẻ sơ sinh, cân nặng khi sinh và tuổi thai không có khác biệt giữa ba nhóm khi chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Không có khác biệt về tỷ lệ dị tật sơ sinh giữa ba nhóm đối với trẻ sinh đơn và sinh đôi (P=0,858 và P = 0,343).
Bàn luận
Nghiên cứu đánh giá thủy tinh hóa noãn tự thân cho thấy CLBR tương tự như nhóm có yếu tố nam giới và kết quả trẻ sơ sinh không có khác biệt. Các chỉ định đông lạnh không ảnh hưởng đến CLBR. Tuổi, BMI, tinh trùng hiến tặng, số lượng và tỷ lệ sống của noãn rã là các yếu tố ảnh hưởng chính. Bệnh nhân cần được tư vấn về khả năng sinh con từ noãn đông lạnh. Phụ nữ <35 tuổi với 8–10 noãn đông lạnh vẫn có cơ hội sinh con thành công ngay khi thất bại từ noãn tươi. Bệnh nhân >35 tuổi cần nhiều noãn hơn để đạt được kết quả tương đương
Ngoài ra khi đánh giá tác động lên người mẹ và trẻ sơ sinh, dữ liệu ghi nhận thủy tinh hóa noãn không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu quy mô lớn và theo dõi dài hạn để xác định sự phát triển của trẻ trong hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh đó, so sánh các chỉ định khác nhau ở noãn đông lạnh giúp cung cấp thông tin giá trị cho lâm sàng, dù nghiên cứu còn hạn chế do quy mô mẫu nhỏ và yếu tố gây nhiễu từ chất lượng tinh trùng.
Kết luận
Khi ít ca sinh từ noãn tươi, noãn thủy tinh hóa vẫn giúp đạt tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy khả quan, tùy thuộc vào độ tuổi và số noãn rã. Đối với phụ nữ có nhiều noãn trong chu kỳ, đông lạnh một phần nhỏ tế bào noãn có thể mang lại lợi ích trong tương lai.
Nguồn: Fu, X., Zhang, Y., Gao, S., Gao, S., Zhang, M., Gao, S., Ma, J., & Chen, J. (2023). Efficiency and safety of vitrification of surplus oocytes following superovulation: A comparison of different clinical indications of oocyte cryopreservation in IVF/ICSI cycles. Frontiers in Endocrinology, 14. https://doi.org/10.3389/fendo.2023.1221308
Thủy tinh hóa là phương pháp bảo quản tế bào noãn được sử dụng rộng rãi cho nhiều chỉ định lâm sàng khác nhau như trường hợp người chồng không có mẫu tinh trùng tại thời điểm chọc hút, bảo tồn khả năng sinh sản, bảo tồn trước điều trị ung thư, và thành lập ngân hàng noãn. Nhiều bằng chứng đã ghi nhận về tính hiệu quả của đông lạnh noãn dư cho phụ nữ có ≥18-20 noãn. Số lượng noãn thu được có liên hệ với tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy (cumulative live birth rate – CLBR). Trong các chu kỳ thu được nhiều noãn, thủy tinh hóa một số lượng nhỏ tế bào noãn được khuyến nghị để duy trì cơ hội sinh con cao. Tuy nhiên, một số phụ nữ tái sử dụng noãn thủy tinh hóa tự thân do không mang thai từ noãn tươi.
Nghiên cứu so sánh các chu kỳ đông lạnh noãn thừa với các chu kỳ đông lạnh noãn do yếu tố nam giới nhằm cung cấp thông tin về lợi ích hoặc rủi ro của đông lạnh noãn thừa sau chọc hút.
Phương pháp
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 6344 noãn thủy tinh hóa trong 791 chu kỳ tự thân từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2019. Bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI được khuyến nghị thủy tinh hóa noãn khi có >18-20 noãn hoặc do không đủ tinh trùng vào ngày chọc hút.
Các chu kỳ được chia thành 3 nhóm dựa theo chỉ định thủy tinh hóa noãn, bao gồm nhóm 1 (cặp vợ chồng vô sinh có noãn dư thừa), nhóm 2 (người chồng không có mẫu tinh trùng tươi hoặc vắng mặt vào ngày chọc hút), nhóm 3 (người chồng không có mẫu hoặc không đủ mẫu tinh trùng tươi và tinh trùng phẫu thuật vào ngày chọc hút).
Kết cục chính là CLBR trên mỗi chu kỳ rã đông. Kết cục phụ bao gồm tỷ lệ sống, kết quả labo của noãn rã đông, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ phá thai trong tam cá nguyệt đầu tiên và tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ, kết quả chu sinh và sơ sinh.
Kết quả
Kết quả đặc điểm của bệnh nhân trên noãn tươi
Nghiên cứu cho thấy tuổi, BMI, nồng độ FSH, LH, và testosterone, phác đồ kích thích buồng trứng, số lượng noãn thu được, số lượng noãn thủy tinh hóa và thời gian bảo quản có khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai sớm, và tỷ lệ trẻ sinh sống giữa nhóm 1 và nhóm 3 trong chuyển phôi tươi từ noãn tươi. Mặc khác, chuyển phôi trữ từ noãn tươi ở nhóm 1 có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể so với nhóm 3 (41,1% so với 11,1%, P = 0,012).
Kết quả labo và kết quả thai trên noãn rã
Kết quả ghi nhận tỷ lệ sống của noãn rã ở nhóm 1 cao hơn nhóm 3 (88,95% so với 84,99%, P <0,001), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa nhóm 1 và 2 (88,95% so với 84,17%, P = 0,329). Tỷ lệ phôi tốt ngày 3 cao hơn ở nhóm 3 so với nhóm 1 (31,22% so với 23,68%, P <0,001). Mặc khác, không có khác biệt trong tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai sớm hoặc tỷ lệ trẻ sinh sống giữa ba nhóm khi chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở noãn rã. CLBR cao nhất ở nhóm 3 và thấp nhất ở nhóm 1 (39,0% so với 28,9%, P = 0,006).
CLBR không có khác biệt giữa ba nhóm khi số lượng noãn tiêu thụ tăng (P = 0,092), nhưng CLBR được cải thiện khi có nhiều noãn rã. Bệnh nhân ≥35 tuổi có CLBR thấp hơn bệnh nhân <35 tuổi.
Ngoài ra, tỷ lệ đái tháo đường, tăng huyết áp trong thai kỳ, sinh mổ, giới tính trẻ sơ sinh, cân nặng khi sinh và tuổi thai không có khác biệt giữa ba nhóm khi chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Không có khác biệt về tỷ lệ dị tật sơ sinh giữa ba nhóm đối với trẻ sinh đơn và sinh đôi (P=0,858 và P = 0,343).
Bàn luận
Nghiên cứu đánh giá thủy tinh hóa noãn tự thân cho thấy CLBR tương tự như nhóm có yếu tố nam giới và kết quả trẻ sơ sinh không có khác biệt. Các chỉ định đông lạnh không ảnh hưởng đến CLBR. Tuổi, BMI, tinh trùng hiến tặng, số lượng và tỷ lệ sống của noãn rã là các yếu tố ảnh hưởng chính. Bệnh nhân cần được tư vấn về khả năng sinh con từ noãn đông lạnh. Phụ nữ <35 tuổi với 8–10 noãn đông lạnh vẫn có cơ hội sinh con thành công ngay khi thất bại từ noãn tươi. Bệnh nhân >35 tuổi cần nhiều noãn hơn để đạt được kết quả tương đương
Ngoài ra khi đánh giá tác động lên người mẹ và trẻ sơ sinh, dữ liệu ghi nhận thủy tinh hóa noãn không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu quy mô lớn và theo dõi dài hạn để xác định sự phát triển của trẻ trong hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh đó, so sánh các chỉ định khác nhau ở noãn đông lạnh giúp cung cấp thông tin giá trị cho lâm sàng, dù nghiên cứu còn hạn chế do quy mô mẫu nhỏ và yếu tố gây nhiễu từ chất lượng tinh trùng.
Kết luận
Khi ít ca sinh từ noãn tươi, noãn thủy tinh hóa vẫn giúp đạt tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy khả quan, tùy thuộc vào độ tuổi và số noãn rã. Đối với phụ nữ có nhiều noãn trong chu kỳ, đông lạnh một phần nhỏ tế bào noãn có thể mang lại lợi ích trong tương lai.
Nguồn: Fu, X., Zhang, Y., Gao, S., Gao, S., Zhang, M., Gao, S., Ma, J., & Chen, J. (2023). Efficiency and safety of vitrification of surplus oocytes following superovulation: A comparison of different clinical indications of oocyte cryopreservation in IVF/ICSI cycles. Frontiers in Endocrinology, 14. https://doi.org/10.3389/fendo.2023.1221308
Từ khóa: thủy tinh hóa noãn tự thân, tỷ lệ sống, trẻ sinh sống, tinh trùng, tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ thu hồi tinh trùng thành công và mang thai lâm sàng sau điều trị micro-TESE kết hợp ICSI ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ngày đăng: 28-11-2024
Đặc điểm phôi học và kết quả lâm sàng từ noãn có màng trong suốt lõm - Ngày đăng: 26-11-2024
Kết cục thai kỳ sau khi bổ sung lợi khuẩn qua đường âm đạo trước khi chuyển phôi trữ: một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Tác dụng của việc kết hợp chất đồng vận GnRH trong phác đồ thay thế hormone đối với kết quả lâm sàng của chu kỳ FET ở các phụ nữ có độ tuổi khác nhau - Ngày đăng: 26-11-2024
Khởi đầu hỗ trợ hoàng thể bằng cách tiêm progesterone dựa trên nồng độ progesterone huyết thanh tối thiểu vào ngày chuyển phôi trong phác đồ chu kỳ tự nhiên thực sự của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 26-11-2024
Hướng điều trị mới cho phụ nữ vô sinh: sử dụng tế bào gốc buồng trứng - Ngày đăng: 26-11-2024
Các yếu tố liên quan đến dấu hiệu giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 25-11-2024
Cơ chế của khảm nhiễm sắc thể trong phôi tiền làm tổ và tác động của nó đến sự phát triển phôi - Ngày đăng: 25-11-2024
Cải thiện khả năng di động của tinh trùng bằng cách chiếu xạ laser đỏ và laser phổ hồng ngoại gần: một nghiên cứu in-vitro - Ngày đăng: 20-11-2024
Phát triển và đánh giá hệ thống robot tự động để chuẩn bị đĩa nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 20-11-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK