Tin tức
on Wednesday 23-10-2024 2:18pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Hiện nay, timelapse dần trở nên phổ biến tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Thông qua hệ thống timelaspe có thể đánh giá hình thái và động học phôi, từ đó giúp lựa chọn phôi có tiềm năng. Quá trình phát triển của phôi thông qua 3 giai đoạn chính là phôi phân chia, phôi dâu và phôi nang. Trong đó quá trình nén của phôi để hình thành phôi dâu rất quan trọng. Gần đây có bằng chứng cho thấy quá trình nén chặt ở giai đoạn phôi dâu liên quan đến nhiều cơ chế tự điều chỉnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng phôi, cũng như hình thành phôi nang.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa quá trình nén của phôi dâu và sự phát triển của phôi nang thông qua hệ thống timelapse.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu tổng hợp, phân tích hồi cứu 371 phôi nang từ 113 bệnh nhân điều trị IVF tại một trung tâm ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2022. Những bệnh nhân có tiền sử thất bại IVF nhiều lần, hơn hai lần mang thai sinh hóa, có đáp ứng kém và chất lượng phôi kém được đưa vào nghiên cứu này. Dựa vào hệ thống timelapse, quá trình nén của phôi dâu được chia thành 2 nhóm: nén chặt hoàn toàn (nhóm 1) và nén một phần (nhóm 2).
Kết quả
Tổng cộng 371 phôi nang được đưa vào phân tích, trong đó có 194 thuộc nhóm 1 (52,3%), 177 nhóm 2 (47,7%). Nhóm 1 có tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt và trung bình cao hơn so với nhóm 2 (lần lượt là 21,6% so với 3,4%, P=0,001 và 47,9% so với 26,6%, P=0,001). Tỉ lệ phôi nang chất lượng kém thấp hơn đáng kể ở nhóm 1 so với nhóm 2 (30,4% so với 70,1%, P=0,001).
So sánh động học phát triển giữa 2 nhóm cho thấy, mốc thời gian xuất hiện tSC (phôi bắt đầu nén), tM (phôi dâu) và tSB (bắt đầu có khoang phôi) ngắn hơn ở nhóm 1 so với nhóm 2 (lần lượt là 78,6 so với 82,4 giờ, P=0,001; 87,0 so với 92,2 giờ, P=0,001; và 100,2 so với 103,7 giờ, P= 0,017). Ngoài ra, nhóm 1 có độ nở rộng khoang phôi lớn hơn nhóm 2.
Tổng cộng 94 phôi nang được thực hiện PGT-A, trong đó nhóm 1 có tỉ lệ phôi nguyên bội cao hơn so với nhóm 2 (47,2% so với 36,6%, P=0,303). Tuy nhiên không có sự khác biệt về thời gian phát triển từ giai đoạn phôi bắt đầu nén, kết thúc nén đến hình thành khoang phôi giữa 2 nhóm 77,2 so với 79,8 giờ, P=0,107; 84,2 so với 86,6 giờ, P=0,150; và 96,1 so với 98,7 giờ, P=0,076).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi dâu nén một phần có thể là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Phôi dâu nén chặt hoàn toàn có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt, có độ nở rộng lớn và tỉ lệ nguyên bội cao. Đánh giá quá trình nén ở giai đoạn phôi dâu có thể được xem là một tham số quan trọng để dự đoán những phôi có khả năng phát triển cao và nên được ưu tiên khi chọn phôi nang cho quá trình chuyển hoặc đông lạnh.
Nguồn: Park JK, Jeon Y, Bang S, Kim JW, Kwak IP, Lee WS. Time-lapse imaging of morula compaction for selecting high-quality blastocysts: a retrospective cohort study. Arch Gynecol Obstet. 2024 Jun;309(6):2897-2906. doi: 10.1007/s00404-024-07461-x. Epub 2024 Apr 22. PMID: 38649499.
Tổng quan
Hiện nay, timelapse dần trở nên phổ biến tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Thông qua hệ thống timelaspe có thể đánh giá hình thái và động học phôi, từ đó giúp lựa chọn phôi có tiềm năng. Quá trình phát triển của phôi thông qua 3 giai đoạn chính là phôi phân chia, phôi dâu và phôi nang. Trong đó quá trình nén của phôi để hình thành phôi dâu rất quan trọng. Gần đây có bằng chứng cho thấy quá trình nén chặt ở giai đoạn phôi dâu liên quan đến nhiều cơ chế tự điều chỉnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng phôi, cũng như hình thành phôi nang.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa quá trình nén của phôi dâu và sự phát triển của phôi nang thông qua hệ thống timelapse.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu tổng hợp, phân tích hồi cứu 371 phôi nang từ 113 bệnh nhân điều trị IVF tại một trung tâm ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2022. Những bệnh nhân có tiền sử thất bại IVF nhiều lần, hơn hai lần mang thai sinh hóa, có đáp ứng kém và chất lượng phôi kém được đưa vào nghiên cứu này. Dựa vào hệ thống timelapse, quá trình nén của phôi dâu được chia thành 2 nhóm: nén chặt hoàn toàn (nhóm 1) và nén một phần (nhóm 2).
Kết quả
Tổng cộng 371 phôi nang được đưa vào phân tích, trong đó có 194 thuộc nhóm 1 (52,3%), 177 nhóm 2 (47,7%). Nhóm 1 có tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt và trung bình cao hơn so với nhóm 2 (lần lượt là 21,6% so với 3,4%, P=0,001 và 47,9% so với 26,6%, P=0,001). Tỉ lệ phôi nang chất lượng kém thấp hơn đáng kể ở nhóm 1 so với nhóm 2 (30,4% so với 70,1%, P=0,001).
So sánh động học phát triển giữa 2 nhóm cho thấy, mốc thời gian xuất hiện tSC (phôi bắt đầu nén), tM (phôi dâu) và tSB (bắt đầu có khoang phôi) ngắn hơn ở nhóm 1 so với nhóm 2 (lần lượt là 78,6 so với 82,4 giờ, P=0,001; 87,0 so với 92,2 giờ, P=0,001; và 100,2 so với 103,7 giờ, P= 0,017). Ngoài ra, nhóm 1 có độ nở rộng khoang phôi lớn hơn nhóm 2.
Tổng cộng 94 phôi nang được thực hiện PGT-A, trong đó nhóm 1 có tỉ lệ phôi nguyên bội cao hơn so với nhóm 2 (47,2% so với 36,6%, P=0,303). Tuy nhiên không có sự khác biệt về thời gian phát triển từ giai đoạn phôi bắt đầu nén, kết thúc nén đến hình thành khoang phôi giữa 2 nhóm 77,2 so với 79,8 giờ, P=0,107; 84,2 so với 86,6 giờ, P=0,150; và 96,1 so với 98,7 giờ, P=0,076).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi dâu nén một phần có thể là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Phôi dâu nén chặt hoàn toàn có khả năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt, có độ nở rộng lớn và tỉ lệ nguyên bội cao. Đánh giá quá trình nén ở giai đoạn phôi dâu có thể được xem là một tham số quan trọng để dự đoán những phôi có khả năng phát triển cao và nên được ưu tiên khi chọn phôi nang cho quá trình chuyển hoặc đông lạnh.
Nguồn: Park JK, Jeon Y, Bang S, Kim JW, Kwak IP, Lee WS. Time-lapse imaging of morula compaction for selecting high-quality blastocysts: a retrospective cohort study. Arch Gynecol Obstet. 2024 Jun;309(6):2897-2906. doi: 10.1007/s00404-024-07461-x. Epub 2024 Apr 22. PMID: 38649499.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của số lượng phôi bào đến kết quả hỗ trợ sinh sản (ART) trong chu kỳ chuyển đơn phôi tươi ngày 3 - Ngày đăng: 23-10-2024
Thủy tinh hóa cực nhanh: Giảm thiểu độc tính của chất bảo vệ đông lạnh và stress áp suất thẩm thấu trong đông lạnh noãn chuột - Ngày đăng: 23-10-2024
Tác động của nuôi cấy phôi đơn bước và chuyển tiếp đến kết cục sản khoa và chu sinh ở những thai kỳ đơn thai - Ngày đăng: 22-10-2024
Tính hữu dụng của phôi có nguồn gốc từ hợp tử 2.1PN dựa trên kết quả lâm sàng và phân tích bộ gen - Ngày đăng: 22-10-2024
Điều trị viêm nội mạc tử cung mãn tính bằng kháng sinh vẫn là một yếu tố nguy cơ gây sẩy thai sớm trong quá trình chuyển phôi đông lạnh nguyên bội sau đó - Ngày đăng: 19-10-2024
Tiềm năng của gel lô hội trong quá trình đông lạnh tinh trùng: một nghiên cứu ở gà trống - Ngày đăng: 19-10-2024
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) - Ngày đăng: 19-10-2024
Cửa sổ làm tổ độc nhất có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong chuyển phôi: Một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2024
Tác động của tuổi cha cao lên kết quả các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) - Ngày đăng: 05-10-2024
Thời gian lưu trữ phôi nang chất lượng tốt trên 5 năm có nguy cơ làm giảm tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 01-10-2024
Hỗ trợ dinh dưỡng đối với loãng xương ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 29-09-2024
Mối quan hệ giữa hệ vi khuẩn đường ruột và dậy thì sớm - Ngày đăng: 29-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK