Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 20-09-2007 4:51am
Viết bởi: Administrator

clip_27

Bs Đặng Quang Vinh

Hỗ trợ sinh sản và các kỹ thuật liên quan hiện được xem là một trong những lĩnh vực đạt được nhiều bước tiến trong thập kỷ vừa qua. Nếu những kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM), trữ lạnh phôi góp phần làm tăng tính an toàn của điều trị thì việc sử dụng FSH tái tổ hợp hay GnRH antagonist đem lại sự tiện lợi cho bệnh nhân. Bên cạnh những thay đổi ở khâu lâm sàng, các hoạt động trong labo thụ tinh trong ống nghiệm cũng được cải tiến đáng kể, với hàng loạt các cải tiến trong môi trường nuôi cấy phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của phôi, các loại dụng cụ thao tác ngày càng chuyên dụng và đảm bảo tính an toàn…


Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là mặc dù cùng áp dụng các phác đồ điều trị như nhau, cùng sử dụng các trang thiết bị, vật dụng tiêu hao như nhau, nhưng có những trung tâm đạt được tỷ lệ thành công rất cao, bên cạnh những trung tâm có kết quả không ổn định. Liên quan đến hiện tượng này, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng câu trả lời  nằm trong việc quản lý chất lượng trong labo hỗ trợ sinh sản.

Khái niệm về “chất lượng” trong TTTON


Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, sản phẩm chúng ta cung cấp cho bệnh nhân là các dịch vụ tư vấn, điều trị nhằm giúp bệnh nhân giải quyết các trục trặc về khả năng có con của mình. Do đó, “chất lượng” trong labo TTTON có thể được hiểu là chất lượng các dịch vụ chúng ta cung cấp cho bệnh nhân, thông qua sự hài lòng của bệnh nhân với các dịch vụ này. “Chất lượng” của một trung tâm TTTON có thể được đánh giá qua ba yếu tố:

  • Tính an toàn
  • Tính hiệu quả
  • Tính ổn định và khả năng phát triển

Một cách đơn giản, xây dựng một hệ thống chất lượng trong labo hỗ trợ sinh sản sẽ bao gồm:

  • Chuẩn hóa các quy trình làm việc đến những chi tiết nhỏ nhất
  • Áp dụng các quy trình đề ra một cách nghiêm ngặt
  • Liên tục đánh giá các tiêu chuẩn, hiệu quả và remains alert for improvement

Một số khái niệm về quản lý chất lượng


Kiểm tra chất lượng (quality control-QC): các họat động nhằm đánh giá chất lượng cũng như đảm bảo các vật dụng, dụng cụ… trong tình trạng họat động tốt. Một ví dụ cho QC là việc kiểm tra nhiệt độ trong tủ cấy mỗi ngày.


Đảm bảo chất lượng (Quality assurance-QA): là một chương trình được xây dựng nhằm kiểm tra và đánh giá tòan bộ các họat động trong một labo. Mục tiêu của QA là phát hiện và sửa chữa những trục trặc xảy ra trong quá trình họat động. Một chương trình QA có thể bao gồm các họat động kiểm tra chất lượng, xây dựng một phác đồ hòan chỉnh về mọi chi tiết để mọi người tuân theo…


Quản lý chất lượng toàn diện (total quality management-TQM): một chương trình nhằm đánh giá chất lượng hoạt động của toàn bộ các khâu trong labo. Đây là một chương trình mang tính chất dự phòng, nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình hoạt động cũng như tìm cách cải tiến, hoàn thiện các quy trình nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao hơn.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong labo TTTON

  • Xây dựng một quy trình cụ thể, mọi người phải tuân theo
  • Đào tạo, phát triển nhân viên
  • Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp, đúng chức năng
  • Kiểm tra định kỳ, đảm bảo các thiết bị trong tình trạng họat động tốt nhất (kiểm tra nhiệt độ,   nồng độ CO2 trong tủ cấy…)
  • Các dụng cụ sử dụng phải đạt yêu cầu của các test kiểm định về nồng độ độc tố, và không gây độc đối với phôi/tinh trùng (LAL, MEA, sperm survival test…)
  • Hệ thống sổ sách, dữ liệu rõ ràng, đầy đủ
  • Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng và mục tiêu cần đạt được. Các chỉ số thường được sử dụng nhất là:
    o Tỷ lệ thụ tinh
    o Tỷ lệ trứng thoái hóa sau ICSI
    o Tỷ lệ phôi phân chia
    o Tỷ lệ phôi tốt
    o Tỷ lệ phôi hữu dụng
    o Tỷ lệ thai lâm sàng
    o Tỷ lệ làm tổ của phôi

Kết luận


Labo thụ tinh trong ống nghiệm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Mặc dù đã có rất nhiều trường hợp thành công và hàng triệu em bé ra đời từ thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới, nhưng với đặc thù của kỹ thuật điều trị, số người thất bại vẫn luôn áp đảo những trường hợp thành công. Do đó, việc thiết lập và áp dụng một cách thường quy hệ thống quản lý chất lượng trong labo hỗ trợ sinh sản là rất cần thiết, nhằm đảm bảo không có sai sót nào xảy ra, tăng tỷ lệ thành công và nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.


Tài liệu tham khảo


Frydman N. 2004 Improvement of IVF results and optimisation of quality control by using intermittent activity. Reproductive Biomedicine Online Vol 9, 521-28.
Higdon HL. Et al 2007 Incubator management in ART laboratory. Fertility and Sterility Vol 1-8
Mayer J. 2003 Total quality improvement in the IVF lab: choosing indicators of quality. Reproductive Biomedicine Online Vol 7, 695-699
Alper M. et al. 2002 Is your IVF program good. Human Reproduction Vol 17, 8-10
Keck C. et al 2005 Staff management in the IVF laboratory. Fertility and Sterility Vol 84, 1786-88
Mortimer D and Mortimer ST. 2005. Quality and risk management in IVF lab. Cambridge University Press



Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK