Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 30-11-2020 12:45pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
NHS: Huỳnh Thị Mỹ Xuyên – Phòng khám Ngọc Lan

I. Những cách nào để bảo tồn khả năng sinh sản ở những phụ nữ mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư?
Công nghệ mới cho phép bác sĩ có thể trữ lạnh noãn, noãn đã thụ tinh (phôi) hoặc mô buồng trứng trước khi điều trị ung thư. Bằng cách này, bệnh nhân có thể có con sau khi điều trị. Quá trình này được gọi là bảo quản lạnh hoặc đông lạnh. Tùy theo loại ung thư nào sẽ quyết định cách điều trị.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        
Các bệnh ung thư phổ biến nhất ở bé gái và phụ nữ là u lympho Hodgkin hoặc không Hodgkin, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, u ác tính hoặc ung thư phụ khoa (cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng). Hầu hết các loại ung thư này có thể được điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Có một số yếu tố xác định xem có bị vô sinh sau khi điều trị hay không. Những yếu tố này bao gồm tuổi, liều lượng và vị trí của xạ trị, loại thuốc hóa trị. Hóa trị có hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư, nhưng có thể gây vô sinh do làm tổn hại hoặc giảm số lượng noãn.

II. Những phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản

1.    Trữ lạnh phôi

Trữ lạnh phôi là cách phổ biến nhất để bảo toàn khả năng mang thai trong tương lai. Bệnh nhân phải trải qua quá trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF hoặc IVM). 

Trong IVF, bệnh nhân sẽ được tiêm hormone để kích thích buồng trứng. Khi noãn lớn sẽ được lấy ra bằng cách chọc hút. Phôi được tạo ra trong phòng lab bằng cách ghép tinh trùng và noãn lại với nhau. Phôi sau đó được trữ lạnh. Bệnh nhân thậm chí có thể chọn thực hiện xét nghiệm di truyền trên các phôi trước khi trữ lạnh (được gọi là PGD). PGD ​​có thể được sử dụng để kiểm tra chứng rối loạn di truyền cụ thể (ví dụ để kiểm tra gen BRCA ở một phụ nữ bị ung thư vú). 

IVM là kỹ thuật noãn được chọc hút ở giai đoạn chưa trưởng thành (GV), được nuôi cấy trong các môi trường chuyên biệt cho đến khi trưởng thành (MII). Phương pháp này không cần phải kích thích buồng trứng hoặc kích thích với liều thấp trong thời gian ngắn. Noãn sẽ được chọc hút từ các nang nhỏ có sẵn trên buồng trứng, sau đó nuôi trưởng thành ở bên ngoài. Sau khi noãn trưởng thành, việc TTTON sẽ được thực hiện như bình thường.

Không phải ai cũng có thể làm được phương pháp này. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc để có nhiều noãn hơn bình thường. Tổng cộng quá trình này có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần để hoàn thành. Thật không may nếu cần hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân không thể đợi lâu được như vậy. Các loại thuốc làm cho cơ thể sản xuất nhiều trứng hơn cũng có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn, chẳng hạn như estrogen. Estrogen có thể làm cho một số loại ung thư trở nên nặng hơn.

Trữ lạnh phôi mang lại cơ hội mang thai tốt nhất. Tỷ lệ phôi sống sót sau quá trình đông lạnh và rã đông và làm tổ trong tử cung vẫn cao hơn tỷ lệ có thai từ phôi tạo bằng noãn đông lạnh hoặc mô buồng trứng đông lạnh.

Nếu quyết định sử dụng phương pháp trữ lạnh phôi, bệnh nhân phải có tinh trùng để thụ tinh cho noãn. Nếu không có chồng, có thể sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Nếu cả hai nguồn tinh trùng này đều không thể hoặc có sẵn, thì đông lạnh noãn là một chọn lựa khác.

2.    Trữ lạnh noãn

Phụ nữ có thể chọn cách này thay vì trữ lạnh phôi, nếu họ không có chồng thời điểm hiện tại hoặc vì lý do cá nhân hay tôn giáo. Đông lạnh noãn đã được cải tiến rất nhiều trong 10 năm qua, khiến đây là một chọn lựa tốt cho nhiều phụ nữ. Mặc dù đã thành công trong việc đông lạnh noãn, tỷ lệ có thai trên mỗi phôi đông lạnh vẫn cao hơn so với đông lạnh noãn. Điều này là do vào thời điểm đông lạnh phôi, thai đã được thụ tinh và phát triển trong vài ngày, cho thấy khả năng sinh sản của nó. Quá trình này vẫn là làm IVF và thường mất từ 2 đến 3 tuần. Bệnh nhân sẽ dùng thuốc để có nhiều noãn phát triển. Tuy nhiên, sau khi noãn được lấy ra thì sẽ được đông lạnh ngay. Không giống như trữ lạnh phôi, noãn không được thụ tinh trước khi trữ lạnh. Sau khi điều trị ung thư, noãn sống sót sau quá trình đông lạnh - rã đông sau đó sẽ được thụ tinh với tinh trùng của chồng hoặc của người hiến tặng. Phôi phát triển sẽ được chuyển vào tử cung.

Không rõ liệu noãn trưởng thành (phát triển) đông lạnh có tốt hơn noãn kém phát triển (chưa trưởng thành) hay không. Ngoài ra, việc chọc hút noãn chưa trưởng thành mà không sử dụng thuốc kích thích cũng đã được thực hiện và một số trường hợp có thai đã được báo cáo. Tuy nhiên, quá trình này vẫn được coi là thử nghiệm.

3.    Trữ lạnh mô buồng trứng

Bác sĩ đã thử nghiệm phương pháp đông lạnh mô buồng trứng của phụ nữ. Bác sĩ sẽ cắt mô buồng trứng thành những lát mỏng, sau đó đông lạnh.

Sau khi điều trị ung thư, bác sĩ có thể cấy một lát mô buồng trứng đã rã đông trở lại cơ thể bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cần được điều trị bằng các hormone sinh sản để mô này sản xuất noãn. Có một số nhược điểm đối với phương pháp này. Bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật nhiều lần. Phương pháp này cũng nguy hiểm nếu bị ung thư buồng trứng. Nếu mô bị ung thư và khi đặt lại cơ thể bệnh nhân, ung thư có thể lây lan. Điều quan trọng là cần biết rằng bảo quản lạnh mô buồng trứng vẫn là một phương pháp thử nghiệm, không phải lúc nào cũng thành công ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản và tỷ lệ thành công cũng rất thấp.
 
Nguồn: https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/female-cancers-cryopreservation-and-fertility/
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK