Tin tức
on Friday 20-11-2020 11:17am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My
Song thai một nhau hai ối (MCDA) thuộc nhóm tăng nguy cơ kết cục bất lợi do hội chứng truyền máu song thai (TTTS) và thai giới hạn tăng trưởng (sFGR). Tần suất TTTS khoảng 10-15% tổng số thai kỳ MCDA. Hiện nay, laser được xem là một phương pháp điều trị TTTS hiệu quả, tỷ lệ sống sau laser điều trị ngày càng tăng do sự phát triển kỹ thuật ngày càng cao. Tỷ lệ cả hai thai sống lên đến 71% và ít nhất một thai sống lên đến 88%. Chẩn đoán sFGR hiện nay có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, do đó, tần suất thật sự của sFGR rất khó xác định. Khoảng 2/3 trường hợp TTTS biến chứng sFGR, và những trường hợp này thường có tỷ lệ sống thấp hơn sau điều trị laser.
Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với cách đặt vấn đề thú vị “sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán sFGR nào sẽ giúp dự đoán khả năng sống còn của thai tốt hơn sau phẫu thuật laser điều trị các trường hợp TTTS có sFGR” đã vừa công bố kết quả. Nghiên cứu đánh giá các trường hợp được chỉ định laser can thiệp các trường hợp song thai MCDA mắc hội chứng truyền máu song thai. Phân loại thai sFGR dựa trên 3 tiêu chuẩn khác nhau: (1) Hội siêu âm Sản Phụ khoa thế giới (nhóm A) với tiêu chuẩn cân nặng ước đoán của thai dưới bách phân vị (BPV) 10 và bất tương xứng cân nặng hai thai hơn 25%; (2) Phương pháp Delphi (nhóm B): cân nặng ước đoán thai nhi < BPV 3; (3) đồng thuận Delphi (nhóm C): thoả 2 trong 4 tiêu chuẩn: cân nặng ước đoán thai nhỏ dưới BPV 10, chu vi bụng thai nhỏ < BPV 10, bất tương xứng cân nặng hai thai ≥ 25%, tỉ số đập Doppler động mạch rốn thai nhỏ thấp hơn BPV 95.
Tổng cộng có 124 trường hợp TTTS chỉ định can thiệp laser điều trị được nhận vào nghiên cứu. Có 46/124 (37,1%) trường hợp được chẩn đoán sFGR theo tiêu chuẩn ISUOG (Nhóm A), 57/124 (46%) trường hợp nhóm B và 70/124 (56,5%) trường hợp chẩn đoán sFGR theo tiêu chuẩn nhóm C. Không có sự khác biệt về BMI của mẹ, thể tích nước ối của thai nhận, tuổi thai lúc can thiệp hoặc tuổi thai lúc sinh giữa sFGR và không sFGR ở cả ba nhóm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong của thai nhận sau thủ thuật hoặc các bất thường về Doppler ở thai nhận giữa các trường hợp sFGR và không sFGR trong tất cả các nhóm. Bất kể tiêu chuẩn chẩn đoán sFGR, tỷ lệ tử vong của thai cho sau thủ thuật laser cao hơn đáng kể ở nhóm sFGR so với nhóm không sFGR (nhóm A là 28,3% so với 3,8%, nhóm B là 22,8% so với 4,5% và nhóm C là 22,9% so với 0%, p <0,01). Trong tất cả các nhóm, tỷ lệ chết của thai cho tăng lên nếu có sFGR ở TTTS giai đoạn 3 (nhóm A: 65,2 so với 35,9%, p = <0,01; nhóm B: 59,6 so với 35,8%, p = 0,04; C: 62,9 so với 25,9 %, p <0,01. Trong nhóm C, tất cả các trường hợp một thai mất sau laser đều là thai thoả tiêu chuẩn chẩn đoán sFGR, cho thấy đây là yếu tố dự đoán tỷ lệ thai chết sau can thiệp laser cao (chi bình phương = 15,32, p <0,0001). Phân tích hồi quy logistic cho thấy giới hạn tăng trưởng ở thai cho làm tăng nguy cơ thai chết (OR 4,97, 95% CI 1,77-13,94, p <0,01; Nhóm B: OR 4,39, 95% CI 1,36-14,15, p = 0,01) và giai đoạn TTTS cũng là yếu tố dự đoán thai chết trong tử cung (OR 2,26, 95% CI 1,14-4,47, p = 0,02). Sau khi điều chỉnh yếu tố tuổi thai lúc can thiệp và giai đoạn TTTS, giá trị dự đoán yếu tố thai chết sau can thiệp cũng tương đương ở nhóm A và B (Nhóm A: OR 6,48, 95%CI 2,11-24,56, p = 0,002 và nhóm B: OR 4,16, 95% CI 1,35-15,74, p = 0,02).
Như vậy, thai chết sau laser can thiệp tăng lên khi có sFGR. Trong các tiêu chuẩn chẩn đoán sFGR hiện nay, phương pháp Delphi xác định sFGR dựa trên sự hiện diện của 2 trong 4 tiêu chí có giá trị dự đoán thai chết cao nhất sau laser. Việc chuẩn hóa các định nghĩa của sFGR sẽ cho phép dự đoán kết quả nhất quán hơn. Điều này không chỉ giúp tư vấn cho bệnh nhân tốt hơn mà còn hỗ trợ quyết định can thiệp tốt hơn trong quản lý thai kỳ, đặc biệt trong các trường hợp cần chấm dứt thai kỳ sớm.
Lược dịch từ: Prediction of fetal death in selective growth restriction complicating twin–twin transfusion syndrome using standardized definitions. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology – Oct 2020. doi/10.1002/uog.23519
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tuổi mẹ có tương quan với nguy cơ song thai cùng trứng sau chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 20-11-2020
Dự đoán kết quả thử thai sau chuyển phôi bằng hình ảnh và hệ thống máy học - Ngày đăng: 20-11-2020
Không có mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sống sau chuyển phôi nguyên bội với nguyên nhân vô sinh và nguồn noãn trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác hại của cần sa đối với khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 20-11-2020
Sử dụng cần sa khi mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác động của chuyển phôi trữ lên tỉ lệ song thai cùng trứng: nghiên cứu hồi cứu trên 8459 chu kỳ chuyển phôi - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác động của đông lạnh tinh trùng thu nhận từ mào tinh và tinh hoàn lên kết quả ICSI của những bệnh nhân vô tinh bế tắc: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 20-11-2020
Ảnh hưởng của cần sa lên khả năng sinh sản ở người - Ngày đăng: 20-11-2020
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 19-11-2020
Kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp nâng cao khả năng dự đoán chính xác ngày phóng noãn - Ngày đăng: 19-11-2020
Tăng nguy cơ cổ tử cung bất toàn ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Ngày đăng: 19-11-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK