Tin tức
on Friday 20-11-2020 9:32am
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Việc sử dụng cần sa có khuynh hướng gia tăng do các quy định về sử dụng cần sa ngày càng giảm dần trên toàn thế giới. Trùng hợp với sự gia tăng sử dụng cần sa dường như là sự giảm dần chất lượng tinh dịch ở các nước phát triển và sự trì hoãn có con của các cặp vợ chồng thời hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của cần sa đối với khả năng sinh sản của nam giới là rất quan trọng để có thể tư vấn tốt hơn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và nam giới trong độ tuổi sinh sản.
Trong bài tổng quan nhỏ này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh những ảnh hưởng đã biết của cần sa đối với các dấu hiệu lâm sàng về tiềm năng sinh sản của nam giới và xem xét vai trò của hệ thống endocannabinoid vì nó liên quan đến hormone sinh dục và sản xuất tinh trùng, cũng như chức năng của tinh trùng. Trên các nghiên cứu trên động vật, cần sa làm tăng quá trình chết tế bào theo chương trình đối với tế bào Sertoli, giảm sản xuất thụ thể LH, giảm sản xuất LH, giảm trọng lượng của tiền liệt tuyến, túi tinh và mào tinh, giảm sản xuất fructose và acid citric trong các tuyến sinh dục phụ, giảm sản xuất testosterone. Trong các nghiên cứu ở động vật lẫn người, cần sa làm giảm sản xuất FSH, LH, giảm hoặc tăng sản xuất testosterone, giảm hoặc tăng độ di động của tinh trùng, giảm phản ứng cực đầu, giảm mật độ tinh trùng, bất thường hình thái tinh trùng và gây chết tế bào theo chương trình sớm.
Nhìn chung, các bằng chứng hiện tại còn mâu thuẫn về tác động của cần sa đối với việc sản xuất hormone sinh sản nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối liên quan của việc sử dụng cần sa với mật độ tinh trùng thấp hơn, cho thấy tác động tiêu cực của cần sa đối với khả năng sinh sản.
Nguồn: Hsiao P & Clavijo R.I (2018). Adverse Effects of Cannabis on Male Reproduction. European urology focus, 4(3), 324–328.
https://doi.org/10.1016/j.euf.2018.08.006.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng cần sa khi mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác động của chuyển phôi trữ lên tỉ lệ song thai cùng trứng: nghiên cứu hồi cứu trên 8459 chu kỳ chuyển phôi - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác động của đông lạnh tinh trùng thu nhận từ mào tinh và tinh hoàn lên kết quả ICSI của những bệnh nhân vô tinh bế tắc: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 20-11-2020
Ảnh hưởng của cần sa lên khả năng sinh sản ở người - Ngày đăng: 20-11-2020
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 19-11-2020
Kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp nâng cao khả năng dự đoán chính xác ngày phóng noãn - Ngày đăng: 19-11-2020
Tăng nguy cơ cổ tử cung bất toàn ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Ngày đăng: 19-11-2020
Mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và kết quả sinh sản ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) trong điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 19-11-2020
Ảnh hưởng của nồng độ Vitamin D lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 17-11-2020
Kết quả thai và sơ sinh của quá trình hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-11-2020
Inhibin B trong ống sinh tinh của tinh hoàn ở nam giới sinh sản bình thường và vô sinh nguyên phát - Ngày đăng: 11-11-2020
Những thay về tình trạng tế bào Leydig ở nam giới lớn tuổi - Ngày đăng: 11-11-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK