Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 11-11-2020 8:47pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Nguyễn Thị Minh Phượng, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
 
Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chức năng tinh hoàn ở nam giới, quá trình sinh tinh cũng như sản xuất hormon steroid cũng suy giảm khi tuổi càng cao, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một độ tuổi xác định mà tại đó chức năng tinh hoàn bắt đầu suy giảm. Qua các nghiên cứu, có một sự đồng thuận chung về sự sụt giảm nồng độ testosterone ở những người đàn ông trên 40 tuổi mặc dù nồng độ LH không thay đổi hoặc chỉ thay đổi nhẹ, điều này làm chức năng của trục hạ đồi-tuyến yên-tinh hoàn bị ảnh hưởng (Kaufman and Vermeulen, 2005; Perheentupa and Huhtaniemi, 2009; Camacho và cs., 2013). Rối loạn chức năng nội tiết ở nam giới cao tuổi làm giảm sản xuất testosterone và INSL3, điều này đồng nghĩa với suy giảm tế bào Leydig về cả số lượng và chức năng (Anand-Ivell và cs., 2006). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiềm năng sản xuất androgen dường như không bị tổn hại khi tuổi tác tăng lên, tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn rất nhiều hạn chế về số lượng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi tuổi tác sẽ ảnh hưởng như thế nào tới số lượng tế bào Leydig và chức năng hormone ở người.
Đối tượng trong nghiên cứu này đều là những người có quá trình sinh tinh hoàn chỉnh, trong đó có 15 mẫu được lấy từ các bệnh nhân hiến tạng (độ tuổi: 19-85 tuổi) và 24 bệnh nhân (độ tuổi: 19-45 tuổi).

Một số kết quả thu nhận được:
  • Số lượng tế bào Leydig và Sertoli giảm khi tuổi nam giới tăng, mối tương quan này được phát hiện ở mọi lứa tuổi (R = 0,57; P <0,001), đặc biệt khi nam giới ở độ tuổi từ 19-45 tuổi không thay đổi về số lượng tế bào tuy nhiên giảm đáng kể sau đó.
  • Chức năng của tế bào Leydig được phản ánh thông qua sản phẩm INSL3. Biểu hiện mRNA INSL3 ở nghiên cứu này thấp hơn đáng kể ở nam giới cao tuổi.
  • Khả năng sản sinh hormone steroid của tế bào Leydig thu nhận và nuôi cấy từ những người hiến tặng không khác biệt ở mọi lứa tuổi.
Tuy nghiên cứu này đưa ra được một số phát hiện mới tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như việc sản xuất androgen trong in vitro không thể tương quan với các giá trị in vivo, đặc biệt nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu nhỏ và có ít thông tin về các yếu tố gây nhiễu.

Tóm lại, nghiên cứu đã cho thấy được một số tác động của yếu tố tuổi tác tới tình trạng tế bào Leydig ở nam giới, cung cấp một số bằng chứng về sự tương quan số lượng giữa tế bào Leydig và Sertoli. Đặc biệt, tế bào Leydig ở nam giới lớn tuổi không mất đi khả năng sản xuất androgen trong in vitro, điều này đã cung cấp thêm dữ liệu để tăng sự hiểu biết về vai trò sinh lý cũng như điều hòa mức độ của hormone steroid trong quá trình lão hóa phức tạp ở người.

Nguồn: Age-related changes in human Leydig cell status. Valentina MularoniValentina EspositoSara Di PersioElena ViciniGustavo SpadettaPasquale BerlocoFlaminia FanelliMarco MezzulloUberto Pagotto. Doi: 10.1093/humrep/deaa271
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK