Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 20-11-2020 11:21am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Dương Nguyễn Duy Tuyền- IVFMD Bình Dương
 
Trường hợp bé trai chỉ có một tinh hoàn (monorchidism) thường liên quan đến tình trạng xoắn tinh hoàn trước sinh. Những bé trai chỉ có một tinh hoàn có khả năng bị xoắn tinh hoàn cao gấp 10 lần các trường hợp bình thường. Vô tinh, tinh trùng ít, tinh trùng bình thường được ghi nhận ở những trường hợp có xoắn tinh hoàn. Một câu hỏi được đặt ra là liệu rằng sự vắng mặt của một tinh hoàn có liên quan đến sự bất thường cấu trúc của tinh hoàn còn lại hay không?



Nhóm tác giả Hadziselimovic và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả sinh thiết tinh hoàn trên 43 bé trai chỉ có một tinh hoàn. Dữ liệu từ 26 tinh hoàn đối chứng của các bé trai bình thường có độ tuổi phù hợp được chọn từ kết quả công bố vào năm 1977 và 2009.
Kết quả cho thấy trong 43 bé trai, có 23 trường hợp có mô học tinh hoàn bình thường, 20 trường hợp (46%) có mô học bất thường. Tổng số tế bào mầm (1.18 ± 1.04 [95% CI 0.6–1.6] tế bào mầm/ ống sinh tinh) và tinh nguyên bào type Ad (0.003 ± 0.002 [95% CI 0.0018–0.0035]) trên mặt cắt ống sinh tinh giảm. Trong số những trẻ này, có 3 trẻ bị hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli, 4 trẻ không có tinh nguyên bào Ad và tổng số tế bào mầm giảm còn 0.2 - 0.6 tế bào mầm/ống, 1 trẻ không có tinh nguyên bào Ad và tổng số tế bào mầm <0.2 tế bào mầm/ống. Các xét nghiệm hóa mô miễn dịch dương tính với protein điều hòa cấp sự sản sinh steroid ở tế bào Leydig và tinh nguyên bào (STAR). STAR biểu hiện mạnh hơn ở nhóm một tinh hoàn với mô học tinh hoàn bình thường. Tám trong số các mẫu sinh thiết bất thường được đánh giá là có khả năng vô sinh cao.

Nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa bệnh nhân với sự vắng mặt một bên tinh hoàn có nguy cơ vô sinh hoặc vô sinh thứ phát cao. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc sinh thiết tinh hoàn là cần thiết ở những trường hợp chỉ có một tinh hoàn để đánh giá nguy cơ vô sinh.
 
Nguồn: Hadziselimovic, F., Verkauskas, G., Vincel, B. et al. Abnormal histology in testis from prepubertal boys with monorchidism. Basic Clin. Androl. 30, 11 (2020). https://doi.org/10.1186/s12610-020-00109-1.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK