Tin tức
on Thursday 26-11-2020 1:59pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Uống rượu khá phổ biến ở các nước phương Tây. Một vài nghiên cứu đã đề ra mối liên quan tiêu cực giữa việc uống rượu và chất lượng tinh dịch mặc dù một số nghiên cứu khác không công nhận điều này. Ricci và cộng sự đã thực hiện một tổng quan hệ thống và phân tích gộp, tìm kiếm trên MEDLINE và Embase với từ khoá 'alcohol intake' HOẶC 'alcohol consumption' HOẶC 'alcohol drinking' HOẶC 'lifestyle' kết hợp với 'semen quality' HOẶC 'sperm quality' HOẶC 'sperm volume' HOẶC 'sperm concentration' HOẶC 'sperm motility' để tổng hợp các bài báo quan sát đăng trên các tạp chí ở Anh. Danh sách tài liệu tham khảo của các bài báo đạt yêu cầu cũng được truy lục để tìm các nghiên cứu thích hợp.
Kết cục chính bao gồm các thông số tinh trùng, được thể hiện dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn hoặc sai số chuẩn) hoặc trung bị (khoảng tứ phân vị). Có 15 nghiên cứu cắt ngang thoả tiêu chuẩn với 16.395 nam giới tham gia. Kết quả chính cho thấy uống rượu có ảnh hưởng bất lợi lên thể tích tinh dịch (ước tính cộng gộp đối với không uống rượu/ uống rượu ít là 0.25 ml, 95% CI, 0.07 đến 0.42) và hình dạng bình thường của tinh trùng (1.87%, 95% CI, 0.86 đến 2.88%).
Khác biệt đáng kể hơn khi so sánh giữa người thỉnh thoảng uống rượu và người uống hàng ngày, giữa người không bao giờ uống và thỉnh thoảng uống, cho thấy uống rượu trung bình không có tác hại xấu lên các thông số tinh dịch đồ. Cần thêm các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của rượu lên các thông số tinh dịch đồ và kết quả sinh sản, nhằm cung cấp các khuyến cáo mạnh về việc uống rượu, chứ không chỉ dừng lại ở những lời khuyên đơn thuần là tránh nghiện rượu.
Nguồn: Elena Ricci, Suha Al Beitawi, Sonia Cipriani, Massimo Candiani, Francesca Chiaffarino, Paola Viganò, Stefania Noli, Fabio Parazzini. Semen quality and alcohol intake: a systematic review and meta-analysis. Reprod Biomed Online 2017 Jan;34(1):38-47. doi: 10.1016/j.rbmo.2016.09.012. Epub 2016 Oct 18.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Uống rượu và các thông số tinh dịch: một phân tích cắt ngang của nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu tại một phòng khám sinh sản Ý - Ngày đăng: 26-11-2020
Hiệu quả dự đoán của các mô hình động học phôi KIDScore ™ Day 5 về làm tổ và trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang - Ngày đăng: 20-11-2020
Mô hình trí tuệ nhân tạo dựa vào hệ proteomic của phôi nguyên bội và hình ảnh time-lapse: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 20-11-2020
Liệu IUI có phù hợp cho bệnh nhân >43 tuổi? - Ngày đăng: 20-11-2020
Bất thường mô học tinh hoàn ở trẻ chỉ có một tinh hoàn và khả năng vô sinh - Ngày đăng: 20-11-2020
ICSI hay IVF cổ điển sẽ có lợi cho bệnh nhân lớn tuổi vô sinh không do yếu tố nam giới - Ngày đăng: 20-11-2020
Dự đoán khả năng thai lưu sau laser điều trị truyền máu song thai biến chứng thai giới hạn tăng trưởng chọn lọc - Ngày đăng: 20-11-2020
Tuổi mẹ có tương quan với nguy cơ song thai cùng trứng sau chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 20-11-2020
Dự đoán kết quả thử thai sau chuyển phôi bằng hình ảnh và hệ thống máy học - Ngày đăng: 20-11-2020
Không có mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sống sau chuyển phôi nguyên bội với nguyên nhân vô sinh và nguồn noãn trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác hại của cần sa đối với khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 20-11-2020
Sử dụng cần sa khi mang thai và cho con bú - Ngày đăng: 20-11-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK