Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 27-03-2021 2:40pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế

Nguyễn Thị Minh Phượng, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
 
Trải qua hơn 40 năm phát triển, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhận thấy rằng các trường hợp mang thai nhờ ART gặp nhiều nguy cơ như rối loạn huyết áp, băng huyết, sinh non, trẻ phát triển chậm, … (Berntsen và cs, 2019). Nhiều lý giải được đưa ra trong đó có khả năng đáp ứng với kích thích buồng trứng ở người mẹ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tranh cãi (Sunkara và cs, 2015; Magnusson và cs, 2018). Để làm rõ vấn đề này, nghiên cứu được thực hiện bởi Erlisa và cộng sự với mục đích đánh giá mối liên quan giữa số lượng noãn thu nhận sau kích thích buồng trứng và kết quả chu sinh.

Đây là một nghiên cứu hồi cứu trên 964 bệnh nhân trải qua chu kỳ kích thích buồng trứng đầu tiên của họ sử dụng phác đồ antagonist gonadotrophin (GnRH antagonist) sau đó thực hiện chu kỳ chuyển phôi tươi (chuyển đơn phôi) từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2015. Bệnh nhân được phân thành 4 nhóm theo số lượng noãn thu nhận: 1-3 noãn (nhóm 1), 4-9 noãn (nhóm 2), 10–15 noãn (nhóm 3) hoặc hơn 15 noãn (nhóm 4).

Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt thống kê liên quan nào được tìm thấy giữa các kết quả chu sinh với 4 nhóm đáp ứng buồng trứng:
  • Cân nặng trẻ khi sinh (gram): 3222 ± 607 (nhóm 1); 3254 ± 537 (nhóm 2); 3235 ± 575 (nhóm 3) và 3200 ± 622 (nhóm 4); P = 0,85. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào được tìm thấy giữa các loại đáp ứng của buồng trứng đối với chỉ số cân nặng khi sinh (đã bao gồm các yếu tố giới tính sơ sinh và thời gian sinh).
  • Tỷ lệ sinh non và nhẹ cân là tương đương giữa các nhóm (P = 0,127 và P= 0,19 tương ứng). 
  • Sự xuất hiện của các kết quả sản khoa bất lợi được tìm thấy không khác nhau giữa các nhóm đáp ứng buồng trứng. 
Trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên hệ giữa đáp ứng của buồng trứng và các kết quả chu sinh bất lợi khi sử dụng phác đồ GnRH antagonist trong một chu kỳ IVF/ICSI. Tuy nhiên, cũng cần thêm một số nghiên cứu lớn hơn để xác nhận lại kết quả của nghiên cứu này trong tương lai.

Nguồn: Erlisa Bardhi, Christophe Blockeel, Wilfried Cools, Samuel Santos-Ribeiro, Annalisa Racca, Shari Mackens, Michel De Vos, Nikolaos  P Polyzos, Biljana Popovic-Todorovic, Michael De Brucker, Ludovico Muzii, Pierluigi Benedetti Panici, Herman Tournaye, Panagiotis Drakopoulos. Is ovarian response associated with adverse perinatal outcomes in GnRH antagonist IVF/ ICSI cycles? Doi:10.1016/j.rbmo.2020.03.010.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK