Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 03-09-2020 1:38pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Dương Nguyễn Duy Tuyền – IVFMD Bình Dương


Ngủ không đủ và chất lượng kém có liên quan đến nhiều bất lợi về sức khỏe như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, trầm cảm… (Samuelsson, 2018; Gohil, 2018; Deng, 2018, Sakato, 2018…). Một số ít nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngủ trễ, ngủ ít hay ngủ quá nhiều và ngủ không ngon giấc có thể làm giảm chất lượng tinh dịch (Viganò, 2017; Jensen, 2013; Orts, 2010…). Liu và cộng sự (2017) khảo sát trên 981 nam giới khỏe mạnh cho thấy ngủ trễ, ngủ ít và ngủ nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó nghiên cứu của Viganò (2017) trên 382 nam giới điều trị hiếm muộn cho thấy chất lượng giấc ngủ kém, thường thức giấc lúc nửa đêm có liên quan đến việc giảm thể tích và độ di động của tinh trùng. Các nghiên cứu về giấc ngủ và chất lượng tinh trùng còn rất ít và sử dụng các thang đo chất lượng giấc ngủ khác nhau cũng như chưa có sự so sánh về ảnh hưởng của cả ba yếu tố thời điểm, thời gian và chất lượng chất ngủ lên chất lượng tinh dịch.

Nhóm tác giả Hvidt và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát trực tuyến trên 140 nam giới từ 18 đến 45 tuổi, điều trị hiếm muộn tại ba phòng khám sinh sản tại Đan Mạch từ năm 2010 đến 2012 về chỉ số chất lượng giấc ngủ (Pittsburgh Sleep Quality Index- Viết tắt là PSQI) và chất lượng tinh dịch. Bệnh nhân trả lời các câu hỏi trực tuyến tại thời điểm bất đầu, sau khi điều trị và theo dõi. Kết quả phân tích tinh dịch được tiến hành tại các phòng khám và được báo cáo bởi người tham gia theo cú pháp chất lượng bình thường hoặc giảm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ngủ sớm (trước 22:30) có chất lượng tinh trùng tốt hơn ngủ bình thường (22:30-23:29 tối) và ngủ muộn (từ sau 23:30) (OR 2.75, 95%CI 1.1-7.1, p=0.04 và OR 3.97, 95%CI 1.2-13.5, p=0.03). Thời gian ngủ thông thường (7.5-7.99 giờ/ngày) có chất lượng tinh trùng tốt hơn trường hợp ngủ ít (7.5-7.99 giờ/ngày) và ngủ rất ít (<7.0 giờ/ngày) (OR 1.36, 95%CI 1.2-12.9, p=0.03 và OR 6.18, 95%CI 1.6-24.2, p=0.01). Mặc dù chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến chất lượng tinh trùng giảm trong các thống kê mô tả (p=0.04) nhưng không có sự khác biệt giữa giấc ngủ tối ưu (PSQI ≤ 6) và giấc ngủ bình thường (PSQI 7-8) hoặc chất lượng thấp (PSQI≥9) (OR 1.19, 95%CI 0.4-3.4, p=0.75 và OR 2.4, 95%CI 0.8-7.1, p=0.11) trong các mô hình hồi qui đa biến.

Nghiên cứu cho thấy ngủ sớm (trước 22:30 tối) và ngủ với thời gian trung bình (7.5-7.99 giờ/ngày) có liên quan đến chất lượng tinh trùng bình thường trong khi vai trò của chất lượng giấc ngủ không có ảnh hưởng rõ ràng.

Nguồn: Associations of bedtime, sleep duration, and sleep quality with semen quality in males seeking fertility treatment: a preliminary study. Hvidt, J.E.M., Knudsen, U.B., Zachariae, R. et al. Basic Clin. Androl. 30, 5 (2020). https://doi.org/10.1186/s12610-020-00103-7.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng rượu bia trong thai kỳ - Ngày đăng: 01-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK