Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 06-08-2020 8:44am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Vũ Thị Phương Thảo – Phòng khám Ngọc Lan

1. Nguyên nhân gây đau răng trong thai kỳ:
Khi mang thai, nồng độ hormone của thai phụ tăng lên, có thể dẫn đến đau răng và các triệu chứng liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như:
- Sự tích tụ mảng bám: cơ thể của thai phụ phản ứng tự nhiên để chống lại sự thay đổi của mảng bám trong thai kỳ, chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể tiếp tục tích tụ, cuối cùng cứng lại thành cao răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Ốm nghén: trong ba tháng đầu của thai kỳ, nôn ói thường xảy ra đối với hầu hết phụ nữ. Do đó, thai phụ phải đánh răng ngay sau khi nôn ói bằng kem đánh răng trung hòa axit để loại bỏ axit dạ dày hiệu quả và an toàn. Axit từ dạ dày có thể gây ăn mòn răng. Nếu không loại bỏ axit, men răng bắt đầu yếu đi, dẫn đến nguy cơ sâu răng.
- Bệnh viêm nướu răng: do thay đổi nội tiết tố, hầu hết phụ nữ dễ bị viêm nướu khi mang thai, khiến nướu bị đau và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị đau răng trong thai kỳ:
Mặc dù có sẵn các lựa chọn điều trị tại nhà, nhưng giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với cơn đau răng khi mang thai là đến gặp nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng. Hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đơn giản chỉ cần cho nha sĩ biết rằng mình đang có thai để nha sĩ có thể dự phòng thêm trong quá trình điều trị.
Có một số biện pháp khắc phục tại nhà thai phụ có thể làm để giảm đau răng khi mang thai. Phương thuốc phổ biến là sử dụng baking soda, vì có thành phần giúp trung hòa axit để ngăn ngừa sâu răng và vi khuẩn. Tuy nhiên, tránh đánh răng quá mạnh bằng baking soda vì có thể làm mất men răng. Các phương pháp tại nhà khác bao gồm:
- Nha đam: được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nha đam có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm sưng nướu thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.
- Sữa: Canxi và Vitamin K, cả hai đều có trong sữa, rất cần thiết cho sức khỏe nướu. Uống sữa ấm một vài lần một ngày để giúp giảm chảy máu nướu và viêm, nhưng nên đánh răng hai lần một ngày vì sữa có xu hướng làm tăng sự hình thành mảng bám.
- Lựu: một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nước ép lựu có thể giúp chống lại sự tích tụ mảng bám và nhiễm khuẩn. Nên uống nước ép lựu không đường.
- Tỏi: áp dụng tỏi trực tiếp vào khu vực gây đau răng có thể làm giảm đáng kể sự khó chịu. Vì có chứa allicin, tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn xung quanh các khu vực bị nhiễm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Đinh hương: một loại dầu sát trùng tự nhiên, dầu đinh hương có thể được bôi trực tiếp lên răng bị ảnh hưởng để giảm đau nhanh.

3. Ngăn ngừa đau răng trong thai kỳ:
Thực hiện một vài thay đổi nhỏ cho thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và đau răng:
- Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có công thức đặc biệt để giảm đau do nhạy cảm với răng và nướu mà vẫn đảm bảo bảo vệ men răng. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để làm sạch nhẹ nhàng các mảng bám tích tụ hoặc sử dụng bàn chải đánh răng điện với chế độ nhạy cảm để làm sạch hiệu quả hơn.
- Rửa sạch răng miệng với nước súc miệng để giảm các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng, làm giảm chảy máu nướu.
- Nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn có hại và mảng bám tích tụ.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm rau, trái cây, sữa và ngũ cốc. Tránh các thực phẩm gây gia tăng vi khuẩn mảng bám như kẹo, bánh và trái cây khô.
- Đến nha khoa, kiểm tra và làm sạch răng miệng là việc rất cần thiết để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh và không đau khi mang thai. Hầu hết các thủ thuật nha khoa phổ biến chẳng hạn như làm sạch răng miệng là hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn: https://crest.com/en-us/oral-health/life-stages/pregnancy/toothache-during-pregnancy-causes-treatments.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 06-08-2020
HIV và thai kỳ - Ngày đăng: 06-08-2020
Mất ngủ trong mùa dịch covid-19 - Ngày đăng: 06-08-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK