Tin tức
on Thursday 06-08-2020 8:19am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Vũ Thị Phương Thảo - Phòng khám Ngọc Lan
1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus (HIV)) là gì?
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (acquired immunodeficiency syndrome (AIDS)).
2. Bệnh nhân bị nhiễm HIV như thế nào?
HIV xâm nhập vào cơ thể qua các dịch tiết, như máu hoặc tinh dịch. Khi vào máu, virus xâm nhập và giết chết các tế bào CD4. Đó là các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch. Khi các tế bào này bị phá hủy, cơ thể ít có khả năng chống lại bệnh tật.
3. Bệnh nhân bị nhiễm AIDS như thế nào?
AIDS xảy ra khi số lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới mức quy định và người bệnh mắc các bệnh mà hệ thống miễn dịch thường chống lại. Những bệnh này bao gồm viêm phổi, ung thư và các loại nhiễm trùng.
4. HIV phát triển thành AIDS trong bao lâu?
Có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để HIV có thể phát triển thành AIDS. Trừ khi được xét nghiệm, bệnh nhân có thể không bao giờ biết mình bị nhiễm HIV cho đến khi có dấu hiệu bệnh.
5. HIV có thể điều trị được không?
Nhiễm HIV có thể điều trị, nhưng không thể chữa khỏi. Uống thuốc chống HIV có thể giúp những người nhiễm HIV được khỏe mạnh trong một thời gian dài và có thể làm giảm cơ hội truyền virus cho người khác. Hiện tại không có vaccine để phòng ngừa nhiễm HIV.
6. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, họ có thể truyền HIV cho thai nhi không?
Khi mang thai, HIV có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm cho thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, bé có thể bị nhiễm virus qua máu và dịch tiết của mẹ. Khi một thai phụ chuyển dạ, nếu túi ối vỡ, nguy cơ truyền HIV cho bé tăng lên. Hầu hết bé bị nhiễm HIV từ mẹ đều bị nhiễm bệnh trong thời gian sinh nở. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể truyền virus cho bé.
7. Làm gì để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho thai nhi?
Bác sỹ nên tư vấn cho thai phụ về những điều bệnh nhân có thể làm để giảm nguy cơ truyền HIV cho bé, bao gồm:
- Dùng phối hợp thuốc chống HIV trong thai kỳ theo quy định.
- Mổ lấy thai nếu xét nghiệm cho thấy định lượng HIV của bệnh nhân cao.
- Uống thuốc chống HIV trong khi chuyển dạ và sinh con khi cần thiết.
- Cho trẻ uống thuốc chống HIV sau khi sinh.
- Không cho con bú.
Theo các hướng dẫn này, 99% phụ nữ nhiễm HIV sẽ không truyền HIV cho con.
8. Tại sao nên điều trị HIV trong thai kỳ?
Điều trị trong khi mang thai có hai mục tiêu:
1) Để bảo vệ sức khỏe của chính thai phụ.
2) Để giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cho thai nhi.
Có nhiều phác đồ sử dụng kết hợp các loại thuốc để điều trị khi nhiễm HIV. Mục tiêu của các phác đồ kết hợp thuốc này là nhằm làm giảm lượng HIV trong cơ thể.
9. Thuốc điều trị HIV có tác dụng phụ không?
Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm HIV có thể gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và đau cơ. Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm thiếu máu, tổn thương gan và các vấn đề về xương như loãng xương. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc có thể làm tăng đáng kể khả năng truyền virus cho thai nhi.
10. Tải lượng virus là gì?
Tải lượng virus của một bệnh nhân là lượng HIV mà họ có trong cơ thể.
11. Tại sao điều quan trọng là phải theo dõi tải lượng virus và số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân?
Nếu tải lượng virus cao và số lượng tế bào CD4 thấp đồng nghĩa với nguy cơ truyền HIV sang thai nhi cao hơn và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi thai phụ có tải lượng virus thấp, họ vẫn có thể truyền HIV cho thai nhi.
12. Thai phụ có nên sử dụng bao cao su khi quan hệ?
Nếu chồng của thai phụ cũng bị nhiễm HIV, bao cao su sẽ giúp bảo vệ họ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Nếu chồng của thai phụ không bị nhiễm HIV, ngoài việc sử dụng bao cao su, có một số loại thuốc mà đối tác có thể dùng để làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.
13. Có thêm nguy cơ cho thai phụ nhiễm HIV khi họ sinh mổ không?
Mổ lấy thai có thể tăng thêm nguy cơ nếu thai phụ nhiễm HIV. Vì có số lượng tế bào CD4 thấp khiến hệ thống miễn dịch yếu, họ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn sau phẫu thuật. Vết mổ có thể lâu lành hơn. Nên sử dụng thuốc phòng ngừa nhiễm trùng trong khi mổ.
14. Sau khi sinh con, làm sao sản phụ biết con họ bị nhiễm HIV?
Những em bé sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm HIV nhiều lần trong vài tháng đầu để tìm sự hiện diện của virus trong máu. Bé được xác định bị nhiễm HIV nếu hai trong số các kết quả xét nghiệm này dương tính. Bé sẽ được làm một loại xét nghiệm HIV khác ở thời điểm 12 – 18 tháng tuổi.
Lược dịch từ
https://www.acog.org/patient-resources/faqs/pregnancy/hiv-and-pregnancy
Từ khóa: HIV và thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mất ngủ trong mùa dịch covid-19 - Ngày đăng: 06-08-2020
Vai trò của giới hạn vận động trong quản lý thai kỳ - Ngày đăng: 06-08-2020
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT): cuộc cách mạng trong chẩn đoán di truyền - Ngày đăng: 04-08-2020
Mối tương quan giữa tỉ lệ tiêu thụ oxy ti thể của phôi và tuổi mẹ - Ngày đăng: 03-08-2020
Thụ thể của Nicotine - dấu chỉ tiềm năng cho những tổn hại tinh trùng liên quan đến hút thuốc - Ngày đăng: 03-08-2020
Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc và thông số tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2020
Xác định và điều trị nhóm bệnh nhân thất bại thụ tinh do nguyên nhân tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2020
Nguy cơ vỡ tử cung ở bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai - Ngày đăng: 31-07-2020
Khâu cổ tử cung có thể làm giảm tỷ lệ tử vong chu sinh trên thai kỳ song thai - Ngày đăng: 31-07-2020
Những ảnh hưởng di truyền đến đời con và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng khi người cha hút thuốc - Ngày đăng: 31-07-2020
Sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến giảm số lượng tinh trùng – kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang trên thanh niên trong dân số chung - Ngày đăng: 29-07-2020
Lựa chọn hình thái tinh trùng trong điều trị vô sinh chưa rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 29-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK