Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 03-08-2020 3:23pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thị Nhật Vy – Chuyên viên phôi học IVFAS

Thụ tinh là sự kết hợp của noãn và tinh trùng tạo thành hợp tử. Tỉ lệ thụ tinh hiện nay chiếm khoảng 70 – 80%. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thụ tinh kém (<10%) hoặc thất bại thụ tinh hoàn toàn và nguyên nhân chủ yếu là do hoạt hóa noãn thất bại (OAD). Với những trường hợp này, nguyên nhân thường cho là từ tinh trùng và sẽ tiến hành phương pháp hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA). Tuy nhiên OAD có thể xuất phát từ noãn. Do đó cần phải chẩn đoán nguyên nhân từ noãn hoặc tinh trùng bằng xét nghiệm PLCz và xác nhận lại bằng phương pháp MOAT sau đó tiến hành xử lý trên giao tử (AGT) để đánh giá vai trò và hiệu quả của kĩ thuật xử lý giao tử đối với trường hợp OAD nguyên nhân từ tinh trùng khi thực hiện kĩ thuật ICSI.



Nghiên cứu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân có tiền sử thụ tinh rất kém (<10%) hoặc thất bại thụ tinh hoàn toàn sau chu kì ICSI ≥ 3 trứng. Tinh trùng có mật độ ≥ 1.106/ml, tuổi vợ ≤ 37 tuổi. Bệnh nhân được xét nghiệm PLCz.
- Xét nghiệm PLCz âm tính cho thấy nguyên nhân OAD do yếu tố noãn, sẽ tiến hành ICSI với phác đồ kích thích buồng trứng điều chỉnh.
- Xét nghiệm PLCz dương tính cho thấy nguyên nhân OAD do yếu tố tinh trùng, bệnh nhân tiến hành xét nghiệm MOAT, đánh giá di truyền bằng giải trình tự DNA (DNAseq) và đánh giá thượng di truyền sử dụng giải trình tự RNA (RNAseq) để xác định đột biến và sự biểu hiện các gene liên quan, sau đó được điều trị AGT.
Nghiên cứu tiến hành so sánh lần điều trị trước đó không hỗ trợ AGT và lần điều trị có hỗ trợ AGT về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ngoài ra nghiên cứu còn tiến hành so sánh kết quả giữa hai nhóm điều trị bằng AGT khác nhau: tinh trùng và noãn được tiếp xúc với streptolysin O hoặc canxi ionophore.
Mẫu tinh dịch sau khi thu nhận, được đánh giá theo tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO, 2010. Sau đó được chuẩn bị để đánh giá PLCz, MOAT và giải trình tự DNA và RNA.
Quy trình ICSI được thực hiện với hai cách: AGT cổ điển hoặc AGT biến đổi.
-          AGT cổ điển: tinh trùng được ủ với streptolysin O, sau đó được lựa chọn để tiêm vào bào tương noãn. Noãn sau đó được ủ với calcium ionophore 10 phút ở 370C hai lần sau đó cấy vào môi trường nuôi cấy.
-          AGT biến đổi: tinh trùng được ủ với calcium ionophore trong một giọt của đĩa ICSI trước khi tiêm vào bào tương noãn. Hút 0,4pL calcium ionophore vào kim và tiêm vào noãn cùng với tinh trùng. Sau khi tiêm xong, ủ noãn với calcium ionophore 10 phút ở 370C và cấy vào môi trường nuôi cấy.

Kết quả
Nghiên cứu gồm có 76 cặp vợ chồng có tiền sử thụ tinh kém và thất bại thụ tinh hoàn toàn. Trong đó có 52 cặp OAD nguyên nhân từ noãn và tiến hành với ICSI có điều chỉnh phác đồ kích thích buồng trứng. Tỉ lệ thụ tinh tăng (59% và 2,1%, P < 0,0001). Tỉ lệ thai lâm sàng tăng lên 30% và tỉ lệ trẻ sinh sống tăng 25%.
Có 24 cặp bệnh nhân OAD nguyên nhân từ tinh trùng. Sau khi tiến hành MOAT và giải trình tự DNA, RNA cho thấy 4 bệnh nhân đột biến mất đoạn trên các gen PLCZ1, PICK, SPATA16 và DPY19L. Chu kì AGT có tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ thai lâm sàng tăng đáng kể so với chu kì trước đó không thực hiện AGT (42% và 9,1%, P<0,05 ; 36% và 0%, P <0,05).
So sánh hai phương pháp AGT cổ điển và AGT biến đổi cho tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống tăng đáng kể ở nhóm AGT biến đổi.

Kết luận
Ở nhóm bệnh nhân OAD nguyên nhân từ noãn, điều chỉnh phác đồ kích thích buồng trứng giúp tăng tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống. Ở nhóm OAD nguyên nhân từ chồng, thực hiện AGT biến đổi tăng tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống hơn so với AGT cổ điển.

Nguồn: Cheung, S., Xie, P., Parrella, A., Keating, D., Rosenwaks, Z., & Palermo, G. D. (2020). Identification and treatment of men with phospholipase Cζ–defective spermatozoa. Fertility and Sterility.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đa Thai - Ngày đăng: 23-07-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK