Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 21-07-2020 9:26am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Nguyễn Cao Trí – IVFVH
 
Đối với những phụ nữ có kế hoạch trữ lạnh noãn để bảo tồn khả năng sinh sản (planned oocyte cryopreservation, Pl-OC), các yêu cầu lâm sàng có sự khác biệt so với những người thực hiện IVF ngay để có con. Cụ thể, ngưỡng rủi ro chấp nhận được đối với hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) ở nhóm này có thể cao hơn đáng kể so với nhóm đã được chẩn đoán vô sinh và thực hiện IVF ngay, yêu cầu này được xem như một biện pháp phòng ngừa vô sinh trong tương lai. Phương pháp sử dụng GnRH đồng vận (GnRH-agonist) để kích hoạt quá trình trưởng thành và phóng noãn (trigger) đến nay là phương pháp được thiết lập phù hợp để kích thích quá trình trưởng thành và phóng noãn ở nhóm phụ nữ có đáp ứng quá mức ở các chu kỳ kích thích buồng trứng sử dụng GnRH đối vận (GnRH-antagonist) hoặc sử dụng để ngăn ngừa và giảm nguy cơ quá kích buồng trứng (OHSS). Tuy nhiên, các dữ liệu về hiệu quả sử dụng GnRH-agonist để kích hoạt sự trưởng thành noãn ở người có đáp ứng buồng trứng bình thường hoặc kém khi có kế hoạch trữ noãn vẫn còn rất hạn chế. Thông tin này đặc biệt quan trọng đối với những người đang có nhu cầu thực hiện Pl-OC có thể trạng đáp ứng buồng trứng bình thường và kém; bởi chỉ cần một rủi ro nhỏ gây nguy cơ OHSS cũng có thể không được chấp nhận thực hiện PI-OC.

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm kiểm tra xem liệu GnRH đồng vận có thể được sử dụng an toàn để kích thích trưởng thành và phóng noãn bất kể tình trạng buồng trứng khi thực hiện kích thích buồng trứng hay không.

Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 1189 phụ nữ, gồm tất cả các chu kỳ PI-OC được thực hiện tại một trung tâm, thuộc chương trình trữ lạnh noãn từ tháng 4/2016 đến 12/2018. Tổng cộng có 1680 chu kỳ được đưa vào nghiên cứu. Có 57,1% (959/1680) sử dụng GnRH đồng vận để trigger. Dữ liệu nhân khẩu học và lâm sàng được thu thập từ hồ sơ y tế. Tỉ lệ noãn trưởng thành được tính cho toàn bộ đoàn hệ, theo loại trigger, được tính bằng cách sử dụng thương số của noãn Metaphase II (MII) và noãn thu được. Một đoàn hệ phụ gồm các chu kỳ sử dụng GnRH-agonist trigger được phân loại theo mức estradiol (E2) và tỉ lệ noãn trưởng thành được so sánh giữa các nhóm.

Kết quả cho thấy tỉ lệ noãn trưởng thành (MR) trung bình là 0.71 ± 0.19 và 0.73 ± 0.18 trong nhóm GnRH đồng vận trigger. Tổng cộng có 611 chu kỳ (63.7%) có đỉnh E2 <3000 và 331 (34.5%) có E2> 3000. Không có sự khác biệt đáng kể tỉ lệ MR được ghi nhận giữa các chu kỳ với nồng độ E2> 3000 pg/mL và <3000 pg/mL (0.72 ± 0.19 vs. 0.74 ± 0.14, P = 0.18), điều này cho thấy không có sự thua kém về tỉ lệ MR khi sử dụng GnRH đồng vận để trigger trong các chu kỳ với E2 <3000 pg/mL. Trong khi số lượng noãn thu được trung bình thấp hơn và các noãn MII trung bình có liên quan đến đỉnh E2, thì tỷ lệ MR không khác biệt đáng kể giữa các nhóm E2 khác nhau. Các chu kỳ có E2 <1000 pg/mL có tỉ lệ MR thấp hơn bất kể sử dụng loại trigger nào.

Mặc dù còn một số hạn chế do thiết kế nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, tuy nhiên, đây là nghiên cứu đầu tiên đặc biệt so sánh hiệu quả của GnRH đồng vận trigger ở những bệnh nhân có nguy cơ OHSS thấp với những người có nguy cơ cao, cũng là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiệu quả của GnRH đồng vận. Với các dữ liệu trên, nhóm tác giả đề nghị GnRH đồng vận là một lựa chọn thích hợp để trigger noãn trong các chu kỳ Pl-OC, bất kể các phản ứng khi kích thích buồng trứng và nguy cơ OHSS.


Nguồn hình: https://wannabemumsy.wordpress.com/tag/trigger-shot/

Tài liệu tham khảo:
B. S. L. Maslow, M. Guarnaccia, C. Stefanacci, L. Ramirez, and J. U. Klein, “The use of GnRH-agonist trigger for the final maturation of oocytes in normal and low responders undergoing planned oocyte cryopreservation,” Hum. Reprod., 2020.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK