Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 26-12-2018 9:27am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Đa ối là một bất thường về thể tích nước ối, thường được chẩn đoán ở tam cá nguyệt 2 và 3 của thai kỳ xảy ra khoảng 1-2% tổng số thai kỳ đơn thai. Ở thai kỳ đa thai, đa ối có tỷ lệ cao hơn và nguyên nhân chính là do tai biến của thai kỳ song thai một bánh nhau. Hầu hết các trường hợp đa ối nhẹ đều không có nguyên nhân cụ thể, nhóm còn lại do hai nguyên nhân chủ yếu là đái tháo đường thai kỳ và bất thường bẩm sinh thai nhi.
 
Cơ chế và nguyên nhân:

Về mặt sinh lý, đa ối xảy ra theo các cơ chế sau:
  • Thai giảm nuốt.
  • Sản xuất quá mức nước tiểu do tăng cung lượng tim, bất thường hệ niệu hoặc tăng bài tiết.
Các nguyên nhân đa ối liên quan bất thường thai nhi:
  • Cơ chế “giảm nuốt”:
+ Tắc nghẽn hệ tiêu hoá: bất sản tá tràng, dò khí quản – thực quản, khối u ở ngực, thoát vị hoành.
+ Bất thường thần kinh cơ: loạn dưỡng cơ, co cứng khớp, bất thường nội sọ.
+ Bất thường sọ mặt: sứt môi/chẻ vòm, tật hàm nhỏ, khối ở cổ.
  • Cơ chế tăng bài tiết nước tiểu:
+ Hệ niệu: tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản, u nhú, hội chứng Bartter.
+ Tim: bất thường cấu trúc, loạn nhịp nhanh, u quái mạc treo ruột, u mạch bánh nhau.
+ Tăng bài niệu: tiểu đường, phù thai, vô căn.
 
Chẩn đoán và phân loại:
Chẩn đoán dựa vào đánh giá thể tích nước ối trên siêu âm từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Chẩn đoán đa ối khi khoang ối lớn nhất (deepest vertical pocket – DVP) ≥ 8cm, hoặc chỉ số ối (amniotic fluid index – AFI ≥ 24 cm).
  • Đa ối mức độ nhẹ: DVP 8-11 cm hoặc AFI 24 – 29,9 cm
  • Đa ối mức độ trung bình: DVP 12 -15 cm hoặc AFI 30 – 34,9 cm
  • Đa ối mức độ nặng: DVP ≥ 16 cm hoặc AFI ≥ 35 cm
 
Khi chẩn đoán đa ối cần khảo sát gì trên thai nhi?
Dù đa ối có thể không xác định được nguyên nhân, tuy nhiên chẩn đoán này chỉ nên là chẩn đoán sau khi loại trừ các bất thường. Các yếu tố cần đánh giá bao gồm mức độ đa ối, sự tăng trưởng của thai, trisomy 13, 18, tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
Với trường hợp đa ối nặng cần đánh giá chi tiết: mức tăng trưởng thai nhi, cấu trúc tim, bánh nhau (đánh giá u mạch bánh nhau), cử động thai nhi để đánh giá chức năng thần kinh, tay và chân thai nhi để loại trừ hội chứng co cứng khớp, hình ảnh và kích thước dạ dày nhằm chẩn đoán loại trừ dò khí quản – thực quản hay bất sản thực quản, mặt và vòm hầu, vùng cổ thai nhi, thận, phần thấp của cột sống và vùng chậu tìm u quái mạc treo ruột.
 
Tóm tắt khuyến cáo quản lý thai kỳ đa ối:
Thủ thuật giảm ối chỉ được chỉ định khi khó thở nặng hoặc ảnh hưởng nặng đến mẹ (khuyến cáo mức độ chứng cứ yếu – 1C)
Không nên chỉ định indomethacin chỉ vì mục đích giảm ối (khuyến cáo mức độ chứng cứ trung bình – 1B)
Đa ối vô căn mức độ nhẹ đơn độc không cần quản lý thai kỳ quá chặt chẽ (khuyến cáo mức độ chứng cứ yếu – 2C)
Đa ối vô căn mức độ nhẹ đơn độc có thể chờ chuyển dạ tự nhiên, nếu khởi phát chuyển dạ không nên khởi phát trước 39 tuần nếu không có bất kỳ chỉ định nào khác. Sinh ngả âm đạo hay mổ lấy thai tuỳ thuộc vào chỉ định sản khoa (khuyến cáo mức độ chứng cứ yếu – 1C)
Những trường hợp đa ối nặng nên sinh ở cơ sở y tế lớn do thai nhi có khả năng bất thường nặng (khuyến cáo mức độ chứng cứ yếu – 1C).
 
BS. Lê Tiểu My - Bệnh viện Mỹ Đức
Nguồn: SMFM consult series #46: Evaluation and management of polyhydramnios Oct 2018.
 
 
 

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK