Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 12-12-2018 8:10am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Một số nghiên cứu đã chứng tỏ mối liên hệ giữa DNA phân mảnh tinh trùng (sDNAf) và kết cục lâm sàng sau khi ART, nhưng rất ít cơ sở về sự ảnh hưởng sDNAf đối với động học của phôi. Ứng dụng hệ thống time- lapse trong nghiên cứu mối tương quan giữa sDNAf cao với phôi phát triển chậm hơn ở chu kỳ ICSI và nhanh hơn ở chu kỳ IVF (Hambilik, 2016), trong khi đó sDNAf thấp hơn liên quan đến thời gian phát triển lên phôi nang nhanh hơn (Wdowiak và cs, 2015). Sau khi tinh trùng sDNAf thụ tinh với noãn thì noãn phải hoạt hóa cơ chế sửa sai sDNAf (Marchetti và cs, 2007). Mặt khác, tỉ lệ sẩy thai sớm tăng khi chuyển những phôi có nguồn gốc từ DNA bị tổn thương cao (Robinson và cs, 2012; Ribas- Maynou và cs, 2012).

Một nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu hồi cứu với 971 phôi từ 135 chu kỳ ICSI (56 trường hợp noãn tự thân và 79 trường hợp xin noãn từ các phụ nữ trẻ tuổi khỏe mạnh). Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ sDNAf có thể trì hoãn thời gian phân chia của phôi giai đoạn phân chia có nguồn gốc từ noãn xin chất lượng tốt. Độ phân mảnh DNA của tinh trùng được xác định bằng flow cytometry TUNEL và time-lapse bằng hệ thống EmbryoScope.

Kết quả ghi nhận được là:
  • Cut off sDNAf là 20,15%. 
  • Có mối liên quan giữa mức độ sDNAf với sự phân chia tế bào của các phôi có nguồn gốc từ noãn xin (n=644); các thông số tPB2, tPNa, t2, t3, t4, t5, t6, t7, t9, tM, t5-t2 đều chậm hơn đáng kể khi so sánh giữa các mức độ sDNAf <6.5%, 6.5-10.7%, 10.7-20.1%, 20.1% (p <0.05). Còn phôi từ noãn tự thân không tìm thấy mối liên quan.
  • Cách thức phân chia tế bào: phân chia bình thường, trực tiếp từ 1 thành 3 phôi bào, trực tiếp từ 1 thành 4 phôi bào, phân chia không hoàn toàn, phân chia ngược cũng phụ thuộc vào mức độ sDNAf.
  • Không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh, làm tổ, thai, trẻ sinh sống và sẩy thai giữa nhóm sDNAf > 20% so với sDNAf < 20% của noãn tự thân và noãn xin.
Như vậy, DNA tinh trùng phân mảnh cao có thể dẫn đến trì hoãn phân chia tế bào ở noãn xin từ người cho trẻ tuổi và khoẻ mạnh. Sự hiện diện DNA tổn thương gia tăng, làm cho phôi từ noãn chất lượng tốt hơn cần tốn thời gian hoạt hóa cơ chế sửa sai DNA trước lần phân chia phôi bào thứ nhất.

Trần Hà Lan Thanh-Chuyên viên phôi học-IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: High sperm DNA fragmentation delays human embryo kinetics when oocytes from young and healthy donors are microinjected, Andrology. 2018,doi: 10.1111/andr.12551.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK