Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 20-12-2018 9:02am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) có là nguyên nhân gây bất lợi cho kết cục IVF hay không cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh luận. Và ở các báo cáo gần đây, người ta thấy rằng nếu dùng GnRH agonist để ức chế hoạt động của LNMTC và sau đó IVF - chuyển phôi tươi thì kết cục IVF nói chung có cải thiện. Bên cạnh đó, trên bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp có gia tăng biểu hiện của αvβ3 intergrin ở nội mạc tử cung (NMTC), nếu được dùng GnRH agonist trước chuyển phôi trữ cũng có dấu hiệu cải thiện tỷ lệ có thai.

Tuy nhiên, dùng GnRH agonist dài ngày để ức chế LNMTC thường gây ức chế tuyến yên quá mức từ đó có thể tạo bất lợi cho buồng trứng, nhất là trên một số bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp (Decleer et al. 2016). Và cho tới hiện nay việc dùng GnRH agonist kéo dài có lợi cho kết cục IVF và thai kỳ ở bệnh nhân có lạc nội mạc tử cung hay không còn chưa có kết luận chắc chắn.

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu dẫn đường (a retrospective cohort pilot trial) được thực hiện từ 2010 – 2015 trên nhóm bệnh nhân đặc biệt - làm IVF- trữ phôi- chuyển phôi trữ ở trung tâm hỗ trợ sinh sản Colorado - Mỹ, nhằm mục tiêu giảm các bất lợi khi dùng GnRH agonist kéo dài và cải thiện kết cục thai kỳ trên các bệnh nhân LNMTC và/hoặc có bất thường αvβ3 intergrin ở NMTC. Bệnh nhân phải thoả các điều kiện sau:

          - Đã thực hiện IVF từ noãn tự thân - trữ phôi toàn bộ bằng phương pháp thuỷ tinh hoá.
          - Không dùng GnRH agonist hay progestin trong vòng 6 tháng trước chọc hút. Đồng ý dùng GnRH agonist để sau đó chuyển phôi trữ.
          - Đã được chẩn đoán có LNMTC qua nội soi trong vòng 10 năm trước khi lấy noãn và/hoặc có gia tăng biểu hiện của αvβ3 intergrin ở NMTC qua sinh thiết NMTC. Được nội soi buồng tử cung để xác định buồng tử cung bình thường. Không có LNMTC trên buồng trứng.
           - Được sinh thiết NMTC vào ngày 9-11 chu kỳ kinh nguyệt để xác định mức độ biểu hiện của αvβ3 intergrin
          - Phôi được chuyển là phôi ngày 5 nguyên bội hay phôi ngày 3 có tiên lượng nguyên bội.

Nhóm bệnh nhân này được chia ra 4 nhóm:
          - Nhóm 1: 20 bệnh nhân có LNMTC giai đoạn III-IV theo ASRM 1996 có chẩn đoán nội soi trước đó, có 20 chu kỳ chuyển phôi
          -Nhóm 2: 12 bệnh nhân, 13 chu kỳ chuyển phôi, nghi ngờ LNMTC nhưng không có bằng chứng qua nội soi. Và có biểu hiện bất thường của αvβ3 intergrin ở NMTC
          - Nhóm 3: 10 bệnh nhân, 12 lần chuyển phôi. Có tiền căn LNMTC và có biểu hiện bất thường của αvβ3 intergrin ở NMTC.
          - Nhóm 4: 2809 bệnh nhân IVF - chuyển phôi trữ khác.
          Các bệnh nhân này sau chọc hút noãn và trữ đông phôi thì được dùng GnRH agonist 3.75 mg mỗi 28 ngày, dùng 2 đợt (56 ngày). Sau đó được chuẩn bị NMTC theo phác đồ steroid cho đến khi NMTC dày tối thiểu 8mm thì hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone 100mg 2 lần /ngày đặt âm đạo + 25-50mg progesterone tiêm bắp mỗi ngày cho đến khi có kết quả thử thai. Thai diễn tiến được định nghĩa là thấy được túi thai và tim thai.

Tóm tắt đặc điểm các nhóm nghiên cứu


Kết quả:



Giữa các nhóm không có sự khác biệt về tỷ lệ làm tổ và thai diễn tiến. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ làm tổ ở nhóm 1 có xu hướng cao hơn các nhóm khác, nhóm 2 và 3 có tỷ lệ làm tổ cao hơn nhóm 4 dù tỷ lệ thai diễn tiến sau đó thấp hơn.
         
Điều cần lưu ý là các bệnh nhân ở nhóm 1, 2 và 3 là nhóm bệnh nhân được tiên lượng “khó” cho kết cục IVF và thai kỳ, qua tiền sử thất bại với các lần chuyển phôi trước và sau dùng GnRH agonist - chuyển phôi trữ lại cho kết quả rất đáng kỳ vọng đồng thời giảm đi các tác dụng phụ không mong đợi khi dùng GnRH agonist kéo dài.
         
Dù đây là nghiên cứu “dẫn đường”, tuy nhiên với thiết kế hồi cứu, các so sánh quá chênh lệch cỡ mẫu nên cần thêm các nghiên cứu có thiết kế nghiên cứu mạnh hơn, cỡ mẫu lớn và tương đồng hơn để cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu quả của GnRH agonist trước chuyển phôi trữ.

BS Lê Thị Ngân Tâm - Bệnh viện Mỹ Đức

Lược dịch từ Surrey, ES. et al (2017) GnRH agonist administration prior to embryo transfer in freeze-all cycles of patients with endometriosis or aberrant endometrial integrin expression. Reprod Biomed Online. 35(2). p.145-151.



Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK