Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 15-04-2009 8:30am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Khác

helicobacter pylori

 

BS. Nguyễn Việt Trường

 


I. VI TRÙNG HỌC:

I.1. Vi sinh:

· Helicobacter pylori có hình xoắn ốc, ưa khí, gram âm, kích thước 3.5 x 0.5 micron. Là một loại vi sinh mọc chậm, được nuôi cấy trong môi trường thạch máu, hoặc môi trường  Skirrows ủ ở 37ºC, 5% oxygen 3-5 ngày.

· Nếu môi trường phát triển không thuận lợi, H.pylori sẽ có dạng hình cầu, có khả năng thích nghi cao, kháng thuốc cao, sống được thời gian ngoài cơ thể, trong phân và nước uống.

· Đặc điểm sinh hóa : catalase, oxidase, và urease dương tính.

I.2. Sự thích nghi dạ dày của  H. pylori: men urease của vi khuẩn, tính di động và bám dính vào biểu mô là các yếu tố giúp H. pylori tồn tại và sinh sôi trong môi trường dạ dày.

  • Men urease thủy phân urea thành ammonia giúp trung hòa môi trường axit dạ dày,
  • Hình xoắn ốc, hình roi, men hủy chất nhầy giúp vi sinh di chuyển dễ dàng,
  • H. pylori gắn kết vào tế bào biểu mô thông qua thụ thể kết dính đặc biệt.

II. DỊCH TỄ HỌC:

· Helicobacter pylori là vi trùng gây viêm nhiễm mạn tính thường gặp nhất ở người. Ước tính có khoảng 50% dân số nhiễm vi trùng này. Có xu hướng nhiều hơn và mắc ở lứa tuổi nhỏ hơn ở các nước đang phát triển. Khi mắc phải, vi trùng tồn tại, có thể gây hay không gây bệnh lý dạ dày - tá tràng.

· Tại các nước đang phát triển, phần lớn trẻ nhiễm bệnh trước 10 tuổi.
Ở các nước phát triển, hiếm khi có bằng chứng nhiễm H.pylori trước 10 tuổi.

· Các yếu tố nguy cơ bao gồm tình trạng kinh tế xã hội và hoàn cảnh sống.

· Tính nhạy cảm di truyền: chưa được chứng minh. Tuy nhiên, người ta thấy rằng người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn người Cáp – ca.

· Trẻ sinh đôi cùng trứng mắc bệnh cao hơn trẻ sinh khác trứng.

Đường lây truyền H. pylori: đường phân - miệng, miệng - miệng.

Tái nhiễm: hiếm gặp nếu đã được điều trị khỏi. Thường gặp ở trẻ nhỏ, nước đang phát triển và tầng lớp có kinh tế xã hội thấp.

III. CHẨN ĐOÁN:

Kỹ thuật chẩn đoán chia thành 2 nhóm: xâm lấn và không xâm lấn.

Theo chỉ dẫn của  American College of Gastroenterology (ACG), cần ti61n hành xét nghiệm chẩn đoán H. pylori khi :

  • Bác sĩ lâm sàng dự định điều trị nếu kết quả dương tính,
  • Bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng đang tiến triển, tiền sử loét hay bệnh MALT,
  • Rối loạn tiêu hóa chưa rõ nguyên nhân.

Các chỉ định khác:

  • Bệnh nhân điều trị  NSAIDs liên tục nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm,
  • Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,
  • Thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.

NỘI SOI:

Chẩn đoán H. pylori có thể xác định trong lúc tiến hành nội soi bằng các cách test urease, mô học và hiếm khi phải cấy.

Test  urease:

· Có nhiều kỹ thuật như Clotest, PyloriTek, and Hp-fast. Thông dụng nhất là Clotest (Campylobacter-Like Organism, Ballard Medical, Utah). Trong kỹ thuật này, một hoặc hai mẫu mô sinh thiết được cho vào lớp thạch chứa ure và chất thử pH . Urease sẽ thủy phân urea thành ammonia, tạo ra pH kiềm làm thay đổi màu. Có thể cho kết quả dương tính sớm trong vòng một giờ.

· Độ nhạy 90 – 95%, và độ đặc hiệu 95 – 100%. Dương tính giả rất thấp, thường thấy trong xuất huyết tiêu hóa dưới gần đây, sử dụng thuốc ức chế bơm proton, kháng H2, kháng sinh, bismuth.

Test urease nhanh:

· Cho kết quả nhanh trong vòng một giờ như PyloriTek, Serim Research, Elkhart, IN, và Helicocheck (Institute of Immunology, Co., Ltd., Tochigi, Japan). Với bộ kít này, mẫu mô thử sẽ bị kẹp giữa miếng chất thử pH và miếng chứa urea. Độ nhạy và độ đặc hiệu là 89%.

Mô học:

· Ngoài chẩn đoán ban đầu việc nhiễm H.pylori, kết quả xét nghiệm này còn cung cấp thông tin về tình trạng viêm dạ dày, dị sản đường tiêu hóa cũng như bệnh MALT (mucosa-associated lymphoid tissue).

· Sinh thiết phải lấy nhiều mẫu ở cả 2 vùng hang vị và thân vị.

· Một số vần đề cần suy nghĩ:

· Mật độ  H. pylori khác nhau ở các vị trí khác nhau làm sai lệch kết quả,

· Phụ thuộc vào người đọc kết quả,

· Độ nhạy sẽ giảm trên đối tượng dùng kháng tiết.

Tế bào học dịch chải:

Mẫu lấy từ dịch chải rửa dạ dày được quan sát bằng chất nhuộm Gram hay chất nhuộm đặc biệt khác. Độ nhạy 98% và độ đặc hiệu là 96%.

Chỉ định bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Cấy vi trùng và độ nhạy:

  • Tỷ lệ kháng metronidazole thay đổi theo vùng, khoảng 80-90% vùng nhiệt đới, 50% ở vài nước châu Âu.
  • Tỷ lệ kháng macrolide là 4-12%.

TEST KHÔNG XÂM LẤN:

Test hơi thở:

· Có 2 phương pháp là dùng đồng vị không phóng xạ C13 (meretek) và đồng vị phóng xạ C14 (Tri-Med). Tiến hành trong 15-20 phút. Giá thành và độ chính xác của 2 phương pháp này là như nhau.

· Độ nhạy là 88-95% và độ đặc hiệu là 95-100%.

Huyết thanh học:

· Bằng kỹ thuật ELISA, xác đinh được IgG và IgA.

· Độ nhạy cao 90-100%, độ đặc hiệu 76-96% và độ chính xác là 83 – 98%.

Thử nghiệm bicarbonate C13:

· Test này được tiến hành bằng cách đo 2 mẫu thử huyết thanh trước và sau khi ăn thức ăn giàu urea C13 60 phút.

Thử nghiệm kháng nguyên trong phân:

· Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt  là: 94% và 86%.

· Hữu ích cho việc xác định việc diệt khuẩn thành công hay chưa. Độ nhạy và độ đặc hiệu sau 4 tuần hoàn thành điều trị là 90% và 95%. Còn sau 7 ngày là 100% và 91%.

Test mới kháng nguyên trong phân:

· Có thể thực hiện nhanh trong lúc đang thăm khám. Độ nhạy và độ đặc hiệu là 74% và 98%.

· Phương pháp này dùng kháng thể đơn dòng thay vì đa dòng như trước đây.

Phản ứng trùng hợp chuỗi (Polymerase chain reaction - PCR):

Không thường quy, chỉ dùng khi việc nuôi cấy thông thường bị thất bại.

Thử nghiệm nước bọt: độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.

Thử nghiệm nước tiểu: độ nhạy và độ đặc hiệu là 96% và 79%.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cave, DR. Transmission and epidemiology of Helicobacter pylori. Am J Med 1996; 100(Suppl 5A):12S.
  2. Faigel, DO, Childs, M, Furth, EE, et al. New noninvasive tests for Helicobacter pylori gastritis. Comparison with tissue-based gold standard. Dig Dis Sci 1996; 41:740.
  3. Genta, RM, Graham, DY. Comparison of biopsy sites for the histopathologic diagnosis of Helicobacter pylori: a topographic study of H. pylori density and distribution. Gastrointest Endosc 1994; 40:342.
  4. Goodwin, CS, Worsley, BW. Microbiology of Helicobacter pylori. Gastroenterol Clin North Am 1993; 22:5.
  5. Laine, L, Lewin, D, Naritoku, W, et al. Prospective comparison of commercially-available rapid urease tests for the diagnosis of Helicobacter pylori. Gastrointest Endosc 1996; 44:523.
  6. Malaty, HM, Engstrand, L, Pedersen, NL, Graham, DY. Helicobacter pylori infection: Genetic and environmental influences. A study of twins. Ann Intern Med 1994; 120:982.
  7. Thomas, JE, Gibson, GR, Darboc, MK, et al. Isolation of Helicobacter pylori from human faeces. Lancet 1992; 340:1194.
  8. Yousfi, MM, El-Zimaity, MT, Genta, RM, et al. Evaluation of a new reagent strip rapid urease test for detection of Helicobacter pylori infection. Gastrointest Endosc 1996; 44:519.
Từ khóa:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK