Tin tức
on Wednesday 06-06-2018 8:32am
Danh mục: Tin quốc tế
Một phân tích mới tìm thấy rằng những trẻ có chế độ ăn lành mạnh sẽ có nhiều khả năng hạnh phúc hơn, và những trẻ hạnh phúc sẽ nhiều khả năng có một chế độ ăn lành mạnh hơn. Một điều thú vị là, các mối quan hệ này độc lập với cân nặng.
Cân nặng và chế độ ăn lành mạnh của trẻ có vẻ là có liên quan với nhau.
Sự thừa cân và béo phì ở trẻ em hiện đang là một vấn đề ngày càng lớn ở Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới. Khoảng 1 trong 3 trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ là thừa cân hoặc béo phì. Điều đáng lo ngại là, con số này đã tăng lên gấp ba từ những năm 1970.
Việc trở thành thừa cân thường đi kèm với một số lượng các vấn đề về sức khoẻ, nhưng cũng đồng thời đi kèm với những ảnh hưởng tâm sinh lý. Những trẻ thừa cân dễ có khuynh hướng tự ti, hình ảnh về cơ thể tiêu cực, và trầm cảm. Do vấn đề này ngày càng lớn, nhiều nghiên cứu chú ý vào việc cố gắng hiểu biết về tâm lý học đằng sau việc trở nên thừa cân, cũng như ảnh hưởng của việc trở nên thừa cân lên sức khoẻ tâm sinh lý của trẻ. Một nghiên cứu về vấn đề này là Nghiên cứu xác định và ngăn ngừa những ảnh hưởng lên sức khoẻ của chế độ ăn và lối sống ở trẻ em và trẻ nhũ nhi. Nghiên cứu đoàn hệ này đã được lên kế hoạch với mục tiêu ngăn ngừa béo phì ở trẻ và nhận biết các yếu tố gây ra béo phì. Gần đây, một nhóm nghiên cứu từ Viện Sahlgrenska của Đại học Gothenburg ở Thuỵ Điển đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này để quan sát các mối liên hệ giữa sức khoẻ tâm sinh lý và cân nặng ở trẻ em.
Nghiên cứu bao gồm 7675 trẻ từ 2 đến 9 tuổi đến từ 8 quốc gia châu Âu: Bỉ, Cộng hoà Síp, Estonia, Đức, Hungary, Ý, Tây Ban Nha, và Thuỵ Điển. Khi bắt đầu nghiên cứu, cha mẹ trẻ hoàn thành một bảng câu hỏi chi tiết về tần suất tiêu thụ các thức ăn cụ thể mỗi tuần. Chúng gồm 43 món thức ăn để chọn lựa trong tổng số. Từ tất cả thông tin này, mỗi trẻ được gắn cho một Điểm số gắn kết chế độ ăn lành mạnh (Healthy Dietary Adherence Score – HDAS). Điểm số HDAS đem lại thông tin về sự gắn kết của trẻ với một chế độ ăn khoẻ mạnh. Điểm số này cũng tính tới những hành vi như tránh các thức ăn nhiều đường và dầu mỡ, cũng như ăn các loại rau tươi và trái cây. Đồng thời, sức khoẻ của trẻ cũng được đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và khi kết thúc giai đoạn 2 năm của nghiên cứu. Điều này bao gồm thông tin liên quan tới lòng tự trọng, các vấn đề về cảm xúc, và những mối quan hệ với cha mẹ và bạn bè đồng trang lứa. Chiều cao và cân nặng cũng đồng thời được thu thập khi bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. Một khi dữ liệu được phân tích, một kiểu mẫu rõ ràng xuất hiện, liên kết chế độ ăn với sức khoẻ tâm sinh lý. Các phát hiện vừa mới được công bố trên tạp chí BMC Public Health.
“Chúng tôi tìm thấy rằng ở trẻ em nhỏ từ 2 đến 9 tuổi, có một mối liên hệ giữa các hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh và sức khoẻ tâm sinh lý tốt hơn, bao gồm những vấn đề về cảm xúc ít hơn, những mối quan hệ tốt hơn với các trẻ khác, cũng như tự tin hơn, trong vòng ít nhất 2 năm sau đó”, tác giả đại diện của nghiên cứu TS. Louise Arvidsson, phát biểu. “Các kết quả của chúng tôi gợi ý rằng một chế độ ăn lành mạnh có thể cải thiện sức khoẻ ở trẻ em” – theo TS. Louise Arvidsson. Các tác giả báo cáo rằng sự tự tin cao hơn ở giai đoạn bắt đầu nghiên cứu có liên quan tới một HDAS cao hơn sau 2 năm, và những mối liên hệ giữa HDAS với sự khoẻ mạnh không bị ảnh hưởng bởi cân nặng của trẻ, điều này là không được mong đợi. TS. Arvidsson phát biểu: “Hơi gây bất ngờ khi tìm thấy rằng mối liên hệ giữa chế độ ăn nền tảng và sức khoẻ tốt hơn 2 năm sau đó lại độc lập với tình trạng kinh tế xã hội và cân nặng của trẻ”.
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra những mối liên hệ giữa các điểm số HDAS và sự khoẻ mạnh. Họ cũng đồng thời tìm thấy rằng việc ăn 2-3 phần cá mỗi tuần có liên quan tới sự tự tin hơn, cũng như không có vấn đề về cảm xúc nào hoặc rắc rối với trẻ đồng trang lứa. Việc tiêu thụ những sản phẩm làm bằng bột chưa rây cũng đồng thời có liên quan tới sự vắng mặt của những vấn đề với trẻ đồng trang lứa. Điều thú vị là, những mối quan hệ này đến từ cả 2 chiều. Lấy ví dụ, những trẻ có chế độ ăn lành mạnh sẽ có sức khỏe tốt hơn; và ở chiều ngược lại, những trẻ với một sức khỏe tốt hơn (cả về tâm thần lẫn thể chất) thường ăn trái cây, chất béo, và đường theo các khuyến cáo. Như các nhà nghiên cứu khác cho rằng, những cảm xúc có thể điều hoà việc ăn và việc ăn có thể điều hoà những cảm xúc.
Dù rằng các phát hiện trên khá thú vị, tuy nhiên, nghiên cứu vẫn gặp phải một số điểm hạn chế. Chẳng hạn như nghiên cứu có tính quan sát và dựa trên dữ liệu tự báo cáo, nghĩa là nguyên nhân và kết quả có thể không chắc chắn. Đồng thời, những trẻ với các chế độ ăn nghèo nàn hơn và sự tự tin thấp hơn sẽ gia tăng khả năng bị loại khỏi nghiên cứu, điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các kết luận. TS. Arvidsson phát biểu: “Những mối liên hệ mà chúng tôi đã xác định được ở đây cần được khẳng định lại trong các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm những trẻ với chẩn đoán lâm sàng của trầm cảm, lo lắng, hoặc các rối loạn hành vi khác hơn là sự khoẻ mạnh như cha mẹ trẻ báo cáo”. Do béo phì ở trẻ em là một vấn đề cấp thiết nên rất cần có những nghiên cứu sâu hơn.
Việc trở thành thừa cân thường đi kèm với một số lượng các vấn đề về sức khoẻ, nhưng cũng đồng thời đi kèm với những ảnh hưởng tâm sinh lý. Những trẻ thừa cân dễ có khuynh hướng tự ti, hình ảnh về cơ thể tiêu cực, và trầm cảm. Do vấn đề này ngày càng lớn, nhiều nghiên cứu chú ý vào việc cố gắng hiểu biết về tâm lý học đằng sau việc trở nên thừa cân, cũng như ảnh hưởng của việc trở nên thừa cân lên sức khoẻ tâm sinh lý của trẻ. Một nghiên cứu về vấn đề này là Nghiên cứu xác định và ngăn ngừa những ảnh hưởng lên sức khoẻ của chế độ ăn và lối sống ở trẻ em và trẻ nhũ nhi. Nghiên cứu đoàn hệ này đã được lên kế hoạch với mục tiêu ngăn ngừa béo phì ở trẻ và nhận biết các yếu tố gây ra béo phì. Gần đây, một nhóm nghiên cứu từ Viện Sahlgrenska của Đại học Gothenburg ở Thuỵ Điển đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này để quan sát các mối liên hệ giữa sức khoẻ tâm sinh lý và cân nặng ở trẻ em.
Nghiên cứu bao gồm 7675 trẻ từ 2 đến 9 tuổi đến từ 8 quốc gia châu Âu: Bỉ, Cộng hoà Síp, Estonia, Đức, Hungary, Ý, Tây Ban Nha, và Thuỵ Điển. Khi bắt đầu nghiên cứu, cha mẹ trẻ hoàn thành một bảng câu hỏi chi tiết về tần suất tiêu thụ các thức ăn cụ thể mỗi tuần. Chúng gồm 43 món thức ăn để chọn lựa trong tổng số. Từ tất cả thông tin này, mỗi trẻ được gắn cho một Điểm số gắn kết chế độ ăn lành mạnh (Healthy Dietary Adherence Score – HDAS). Điểm số HDAS đem lại thông tin về sự gắn kết của trẻ với một chế độ ăn khoẻ mạnh. Điểm số này cũng tính tới những hành vi như tránh các thức ăn nhiều đường và dầu mỡ, cũng như ăn các loại rau tươi và trái cây. Đồng thời, sức khoẻ của trẻ cũng được đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và khi kết thúc giai đoạn 2 năm của nghiên cứu. Điều này bao gồm thông tin liên quan tới lòng tự trọng, các vấn đề về cảm xúc, và những mối quan hệ với cha mẹ và bạn bè đồng trang lứa. Chiều cao và cân nặng cũng đồng thời được thu thập khi bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. Một khi dữ liệu được phân tích, một kiểu mẫu rõ ràng xuất hiện, liên kết chế độ ăn với sức khoẻ tâm sinh lý. Các phát hiện vừa mới được công bố trên tạp chí BMC Public Health.
“Chúng tôi tìm thấy rằng ở trẻ em nhỏ từ 2 đến 9 tuổi, có một mối liên hệ giữa các hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh và sức khoẻ tâm sinh lý tốt hơn, bao gồm những vấn đề về cảm xúc ít hơn, những mối quan hệ tốt hơn với các trẻ khác, cũng như tự tin hơn, trong vòng ít nhất 2 năm sau đó”, tác giả đại diện của nghiên cứu TS. Louise Arvidsson, phát biểu. “Các kết quả của chúng tôi gợi ý rằng một chế độ ăn lành mạnh có thể cải thiện sức khoẻ ở trẻ em” – theo TS. Louise Arvidsson. Các tác giả báo cáo rằng sự tự tin cao hơn ở giai đoạn bắt đầu nghiên cứu có liên quan tới một HDAS cao hơn sau 2 năm, và những mối liên hệ giữa HDAS với sự khoẻ mạnh không bị ảnh hưởng bởi cân nặng của trẻ, điều này là không được mong đợi. TS. Arvidsson phát biểu: “Hơi gây bất ngờ khi tìm thấy rằng mối liên hệ giữa chế độ ăn nền tảng và sức khoẻ tốt hơn 2 năm sau đó lại độc lập với tình trạng kinh tế xã hội và cân nặng của trẻ”.
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra những mối liên hệ giữa các điểm số HDAS và sự khoẻ mạnh. Họ cũng đồng thời tìm thấy rằng việc ăn 2-3 phần cá mỗi tuần có liên quan tới sự tự tin hơn, cũng như không có vấn đề về cảm xúc nào hoặc rắc rối với trẻ đồng trang lứa. Việc tiêu thụ những sản phẩm làm bằng bột chưa rây cũng đồng thời có liên quan tới sự vắng mặt của những vấn đề với trẻ đồng trang lứa. Điều thú vị là, những mối quan hệ này đến từ cả 2 chiều. Lấy ví dụ, những trẻ có chế độ ăn lành mạnh sẽ có sức khỏe tốt hơn; và ở chiều ngược lại, những trẻ với một sức khỏe tốt hơn (cả về tâm thần lẫn thể chất) thường ăn trái cây, chất béo, và đường theo các khuyến cáo. Như các nhà nghiên cứu khác cho rằng, những cảm xúc có thể điều hoà việc ăn và việc ăn có thể điều hoà những cảm xúc.
Dù rằng các phát hiện trên khá thú vị, tuy nhiên, nghiên cứu vẫn gặp phải một số điểm hạn chế. Chẳng hạn như nghiên cứu có tính quan sát và dựa trên dữ liệu tự báo cáo, nghĩa là nguyên nhân và kết quả có thể không chắc chắn. Đồng thời, những trẻ với các chế độ ăn nghèo nàn hơn và sự tự tin thấp hơn sẽ gia tăng khả năng bị loại khỏi nghiên cứu, điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các kết luận. TS. Arvidsson phát biểu: “Những mối liên hệ mà chúng tôi đã xác định được ở đây cần được khẳng định lại trong các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm những trẻ với chẩn đoán lâm sàng của trầm cảm, lo lắng, hoặc các rối loạn hành vi khác hơn là sự khoẻ mạnh như cha mẹ trẻ báo cáo”. Do béo phì ở trẻ em là một vấn đề cấp thiết nên rất cần có những nghiên cứu sâu hơn.
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
(Nguồn: medicalnewstoday 12/2017)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những bữa ăn gia đình có thể tăng cường sức khoẻ thể chất và tâm thần cho trẻ - Ngày đăng: 06-06-2018
Hơn một nửa số trẻ nhũ nhi ở Hoa Kỳ được cho ăn dặm quá sớm - Ngày đăng: 05-06-2018
Chế độ ăn ít carbonhydrate có thể làm tăng tỉ lệ các khiếm khuyết lúc sinh - Ngày đăng: 05-06-2018
Hé lộ những nguy cơ và lợi ích về lâu dài của phương pháp mổ lấy thai - Ngày đăng: 05-06-2018
Nguồn gốc và bản chất của DNA tế bào tự do (cfDNA) trong môi trường nuôi cấy phôi - Ngày đăng: 04-06-2018
Tác động của thủy tinh hóa lên hoạt động của ti thể và sự cân bằng nội mô của noãn người - Ngày đăng: 04-06-2018
ICSI tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn cho kết quả điều trị tốt hơn ở nam giới có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao - Ngày đăng: 04-06-2018
Chuyển phôi tươi ngày 6 có ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai hay không? - Ngày đăng: 23-05-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGS) thông qua DNA tự do của phôi trong môi trường nuôi cấy - Ngày đăng: 28-05-2018
Progesterone đặt âm đạo có hiệu quả tương đương khâu cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở phụ nữ đơn thai, tiền căn sinh non và kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 23-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 16-05-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK