Tin tức
on Friday 09-10-2015 4:42pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Mai Đức Tiến - Bệnh viện Mỹ Đức
Magnesium sulfate (MgSO4) là thuốc thường dùng trong sản khoa để điều trị chuyển dạ sanh non và ngừa co giật ở những sản phụ bị tiền sản giật. Gần đây, một thử nghệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn xác nhận MgSO4 là chất bảo vệ thần kinh ở những trẻ sinh non nếu được dùng trước chuyển dạ và giảm nguy cơ bại não. Ngoài ra, MgSO4 còn làm giảm sự co cơ trơn và liên quan đến giải phóng acetylcholin ở tiếp hợp thần kinh cơ, dẫn đến sự ổn định của màng tế bào và ngăn chặn sự kích thích hệ thần kinh trung ương. Ở liều gây độc, MgSO4 có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và ngưng tim. Liệu tiếp xúc với MgSO4 có ảnh hưởng đến việc hồi sức trẻ sơ sinh và các dự hậu ngắn hạn khác?
Hiện tại, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ xếp MgSO4 trong danh sách các thuốc có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ mới sinh. Một vài nghiên cứu cho rằng tiếp xúc với MgSO4 có thể liên quan đến tăng nguy cơ điểm số Apgar thấp, giảm trương lực, và tăng tỉ lệ nhập đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tác hại khi tiếp xúc với MgSO4. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng giả dược lớn, đa trung tâm ở Hoa Kỳ từ năm 1997-2004 cho thấy lợi ích của MgSO4 trong ngăn chặn bại não ở trẻ sơ sinh non tháng, tính trên số điều trị ban đầu (intent- to- treat), và magie không liên quan với tăng kết quả bất lợi trong hồi sức sơ sinh sau khi sinh. Do nghiên cứu phân tích những bệnh nhân đã sinh tiếp xúc với MgSO4 lượng ít hoặc những bệnh nhân sinh sau khi đã ngưng truyền MgSO4 hoặc sinh đủ ngày dễ dẫn đến những sai lệch.
Một nghiên cứu mới được phân tích thứ phát từ nghiên cứu trên. Hai nhóm của nghiên cứu này là : những sản phụ nhận MgSO4 lúc chuyển dạ, và nhóm sản phụ nhận giả dược lúc chuyển dạ. Tiêu chuẩn chọn là những sản phụ có yếu tố nguy cơ cao chuyển dạ sinh non giữa 24 đến 31 tuần, đơn thai. Tiêu chuẩn loại là những sản phụ tiếp xúc với MgSO4 thời gian < 3 giờ, sanh sau 32 tuần thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh với dị tật bẩm sinh nặng, sản phụ mất dữ liệu theo dõi cũng được loại trừ. Kết cục chính là tổng hợp các kết quả liên quan đến hồi sức sơ sinh bao gồm các sự kiện sau: điểm số Apgar 5 phút < 7, dùng oxy lúc hồi sức, đặt nội khí quản, nhấn ngực, hạ huyết áp điều trị với vận mạch và/ hoặc giảm trương lực tổng quát. Kết cục phụ bao gồm tất cả các yếu tố của kết cục chính và hội chứng suy hô hấp, thở máy, co giật, xuất huyết nội sọ và tử vong. Với sự liên quan giữa tuổi thai và dự hậu trẻ sơ sinh, nhóm nhỏ được phân tích là những sản phụ mang thai >= 30 tuần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm ở kết cục chính (70,3% ở nhóm MgSO4 và 74,6 % ở nhóm giả dược, P=0.12) và sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê ở kết cục phụ (Bảng 1: Kết cục sơ sinh). Hơn nữa, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về kết cục thai kì ở nhóm tiếp xúc với MgSO4 ở tuổi thai lúc sinh, cân nặng lúc sinh, nhiễm trùng ối hoặc nhiễm trùng sơ sinh so với nhóm giả dược (Bảng 2:Kết cục thai kì). Còn ở nhóm nhỏ, những trẻ sinh ra sau 30 tuần thai, về tổng hợp các kết cục sơ sinh cũng cho kết quả là không có ý nghĩa thống kê (57.9% ở nhóm tiếp xúc với MgSO4 với 62.9% ở nhóm giả dược, P=0,24), tuy nhiên, có sự khác biệt về tỉ lệ đặt nội khí quản, với nhóm MgSO4 (10.7%) thấp hơn nhóm giả dược (18,4%, P=0,01). (Bảng 3: Kết cục sơ sinh ở nhóm >30 tuần thai)
Kết quả từ nghiên cứu này chứng tỏ rằng MgSO4 không ảnh hưởng ngay lập tức đến kết cục trẻ sơ sinh và nỗ lực hồi sức sơ sinh, là chứng cứ mạnh để cho các nhà lâm sàng có kế hoạch chăm sóc trẻ sơ sinh và tư vấn cho bệnh nhân.
Biến | Nhóm MgSO4 (n=242), n(%) | Nhóm giả dược (n=288), n(%) | Tỉ số nguy cơ (Độ tin cậy 95%) | Trị số P |
Tổng hợp các dự hậu sơ sinh | 324(70.3) | 437(74.6) | 0.92(0.79-1.08) | 0.12 |
Apgar 5 phút <7 | 71(15.4) | 106(18) | 0.82(0.59-1.14) | 0.25 |
Dùng túi, mặt nạ oxy hoặc cả hai | 135(29.3) | 163(27.8) | 1.1(0.81-1.40) | 0.60 |
Đặt nội khí quản | 152(33) | 228(38.9) | 0.77(0.60-0.99) | 0.05 |
Nhấn ngực | 13(2.8) | 14(2.4) | 1.2(0.6-2.5) | 0.70 |
Hạ huyết áp điều trị với vận mạch | 76(16.5) | 111(19) | 0.8(0.6-1.2) | 0.30 |
Giảm trương lực tổng quát | 23(5) | 37(6.3) | 0.78(0.46-1.22) | 0.35 |
Hội chứng suy hô hấp | 231(51.1) | 300(51.2) | 0.96(0.75-1.22) | 0.72 |
Thở máy | 237(51.4) | 327(55.8) | 0.84(0.66-1.07) | 0.16 |
Co giật | 7(1.5) | 9(1.5) | 0.99(0.37-2.67) | 0.98 |
Xuất huyết nội sọ | 93(20.7) | 139(24.3) | 0.81(0.60-1.10) | 0.16 |
Tử vong | 34(7.6) | 34(6.1) | 1.27(0.78-2.08) | 0.34 |
(Nguồn:Drassinower. Magnesium and neonatal resuscitaion. Am J Obstet Gynecol 2015)
Bảng 2: Kết cục thai kì
Biến | Nhóm MgSO4 (n=461) | Nhóm giả dược (n=586) | Trị số P |
Trọng lượng lúc sinh (g+/- SD) | 1367+/-433 | 1376+/-466 | 0.75 |
Nhỏ hơn tuổi thai, n(%) | 15(3.2) | 9(1.5) | 0.07 |
Tuổi trung bình lúc sinh (tuần+/- SD) | 29.5+/-2.4 | 29.4+/-2.5 | 0.39 |
Thời gian trung bình tiếp xúc(giờ+/- SD) | 18.1+/-9.1 | 16.7+/-8.7 | 0.001 |
Lượng Mg tiếp xúc trung bình (g+/- SD) | 45.6+/-21.1 | ||
Nhiễm trùng ối, n(%) | 56(12.1) | 82(14) | 0.38 |
Nhiễm trùng sơ sinh, n(%) | 77(16.7) | 95(16.2) | 0.83 |
(Nguồn: Drassinower. Magnesium and neonatal resuscitaion. Am J Obstet Gynecol 2015)
Bảng 3: Kết cục sơ sinh ở nhóm >30 tuần thai
Biến | Nhóm MgSO4(n=242), n( %) | Nhóm giả dược (n=288), n(%) | Tỉ số nguy cơ (Độ tin cậy 95%) | Trị số P |
Tổng hợp các dự hậu sơ sinh | 140(57.9) | 181(62.9) | 0.91(0.73-1.14) | 0.24 |
Apgar 5 phút <7 | 16(6.6) | 17(5.9) | 1.13(0.56-2.28) | 0.74 |
Dùng túi, mặt nạ oxy hoặc cả hai | 101(41.7) | 114(39.6) | 0.89(0.71-1.11) | 0.61 |
Đặt nội khí quản | 26(10.7) | 53(18.4) | 0.53(0.32-0.88) | 0.01 |
Nhấn ngực | 2(0.8) | 1(0.35) | 2.39(0.2-26.5) | 0.46 |
Hạ huyết áp điều trị với vận mạch | 13(5.4) | 27(9.4) | 0.55(0.28-1.09) | 0.08 |
Giảm trương lực tổng quát | 6(2.5) | 8(2.8) | 0.89(0.31-2.6) | 0.83 |
Thở máy | 84(29.2) | 60(24.8) | 0.8(0.54-1.18) | 0.26 |
Tử vong | 8(3.4) | 4(1.5) | 2.35(0.69-7.9) | 0.16 |
(Nguồn: Drassinower. Magnesium and neonatal resuscitaion. Am J Obstet Gynecol 2015)
Tài liệu tham khảo:
Daphnie Drassinower, Alexander M. Friedman, Heather Levin, Sarah G. Obi can, Cynthia Gyamfi-Bannerman. Does magnesium exposure affect neonatal resuscitation? AJOG 9/2015
Từ khóa: Magnesium Sulfate
Các tin khác cùng chuyên mục:
Saline ưu trương có hiệu quả trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhũ nhi - Ngày đăng: 08-10-2015
NSAIDS làm giảm đáng kể khả năng phóng noãn - Ngày đăng: 08-10-2015
Ăn nhiều rau có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú? - Ngày đăng: 30-09-2015
Hệ vi khuẩn âm đạo có thể giúp dự đoán sinh non - Ngày đăng: 17-09-2015
Phụ nữ với tiền căn thai chết lưu có nguy cơ tái phát tăng đến 4 lần trong những thai kỳ kế tiếp - Ngày đăng: 14-09-2015
Dinh dưỡng và thai kỳ: liệu có cần thiết phải “ăn cho 2 người”? - Ngày đăng: 10-09-2015
Chế độ ăn giàu chất xơ trong suốt thai kỳ có thể bảo vệ trẻ khỏi hen suyễn - Ngày đăng: 01-09-2015
Uống rượu ở mức độ trung bình đến nhiều làm gia tăng huyết áp ở phụ nữ - Ngày đăng: 28-08-2015
Ảnh hưởng của việc có con lên cân nặng của nam giới - Ngày đăng: 26-08-2015
Một nửa số phụ nữ Hoa Kỳ tăng cân quá mức trong giai đoạn mang thai - Ngày đăng: 25-08-2015
Lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ các biến chứng trong thai kỳ - Ngày đăng: 24-08-2015
Bổ sung Vitamin D làm tăng khả năng giảm cân ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 24-08-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK