Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 17-09-2015 3:34pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

Bộ môn Nhi - ĐHYD TP.HCM

Kết quả từ một nghiên cứu được công bố trên tập san Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 17/08/2015 đã chứng tỏ rằng thành phần hệ vi khuẩn âm đạo ở mẹ có thể giúp dự đoán khả năng sinh non.

David A. Relman, hiện công tác tại trung tâm nghiên cứu trẻ sinh non thuộc Đại học Y khoa Stanford, California, đã cùng cộng sự tiến hành một nghiên cứu đánh giá hệ vi khuẩn của 2 nhóm đối tượng bao gồm tổng cộng 49 sản phụ trong suốt và sau thai kỳ. Cả hai nhóm đều bao gồm các ca sinh đủ tháng và sinh non. Các sản phụ tham gia nghiên cứu đều lớn hơn hoặc bằng 18 tuổi, với các mẫu phân tích được thu thập từ âm đạo, phân, nước bọt, và nướu răng.

Có 11 ca sinh non trong số các sản phụ thuộc nhóm đầu tiên (n  = 40). Các tác giả nhận thấy rằng không có khuynh hướng khác biệt đáng kể nào về hệ vi khuẩn trong suốt thai kỳ; tuy nhiên, có một sự biến động đáng kể khi xét bản thân từng đối tượng tham gia. Phân tích các mẫu thử thu được từ âm đạo đã chỉ ra năm kiểu quần thể vi khuẩn âm đạo khác nhau, bốn trong số năm kiểu đó có Lactobacillus spp chiếm ưu thế.

Các sản phụ thuộc kiểu thứ năm, với hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus, đã cho thấy một mối tương quan mạnh hơn với khả năng sinh non khi so sánh với các sản phụ có hệ vi khuẩn âm đạo chiếm ưu thế bởi Lactobacillus spp. Mối tương quan này bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn sớm của thai kỳ và tồn tại kéo dài.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý về tương quan giữa khoảng thời gian có hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus spp. với tuổi thai khi sinh (P = 1,1 x 10-4; Kiểm định Pearson; P = 0,015, kiểm định Spearman). Gardenella  Ureaplasma cũng chiếm lượng lớn trong hệ vi khuẩn âm đạo ở sản phụ thuộc kiểu năm.

Không dừng lại ở đây, các tác giả tiếp tục đánh giá hệ vi khuẩn âm đạo sau sinh ở 25 trong số 40 sản phụ thuộc nhóm 1 và đã phát hiện ra một sự chuyển dịch nhanh của hệ vi khuẩn; đáng chú ý hơn cả là một sự giảm Lactobacillus spp. và một sự gia tăng vi khuẩn kỵ khí như Prevotella Anaerococcus.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá thêm một nhóm bổ sung bao gồm 9 sản phụ (nhóm 2) trong và sau khi sinh nhằm khẳng định lại ba yếu tố nguy cơ sinh non đã được phát hiện trong nhóm đầu tiên bao gồm: hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus (< 50% Lactobacillus spp.), hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus với lượng lớn Gardenella, và hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus với lượng lớn Ureaplasma. Kết quả cho thấy bốn sản phụ có hệ vi khuẩn âm đạo nghèo Lactobacillus, và hai trong bốn sản phụ này đã sinh non; cả hai sản phụ đều có lượng lớn Ureaplasma, và một trong số đó còn có lượng lớn Gardenella.

Tuy nghiên cứu chỉ được tiến hành với một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu, các kết quả ghi nhận được đã phần nào gợi ý rằng tiên lượng cuộc sinh có thể được dự đoán bởi đặc điểm hệ vi khuẩn âm đạo từ giai đoạn khá sớm của thai kỳ.

(Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/849636)

Các tin khác cùng chuyên mục:
Lợi ích của kẹp dây rốn trễ - Ngày đăng: 27-07-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK