Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 19-08-2013 7:12am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

images_442Có đến 20% các cặp vợ chồng vô sinh ở Mỹ là những trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Một nghiên cứu mới do Catherine Racowsky – Giám đốc Phòng thí nghiệm hỗ trợ sinh sản và Bệnh viện phụ sản tại Brigham cho thấy việc tiếp xúc với BPA (Bisphenol-A) có thể là một yếu tố góp phần gây khó khăn cho việc thụ thai ở một số cặp vợ chồng vô sinh.

Nghiên cứu này được công bố ngày 31 tháng 7 năm 2013 trên Human Reproduction.

Dr. Racowsky cho biết: "Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng BPA có ảnh hưởng trực tiếp lên sự trưởng thành trứng ở người. Việc tiếp xúc với BPA là rất phổ biến, vì vậy bệnh nhân và bác sĩ nên chú ý BPA có thể gây ra những tác hại đáng kể đến quá trình sinh sản ở người và có vai trò trong những trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân.”

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 352 trứng từ 121 cặp vợ chồng điều trị vô sinh đồng ý tham gia nghiên cứu. Trứng lấy từ nhóm trứng bị hủy, cho tiếp xúc với BPA với các nồng độ khác nhau (20 ng/ml, 200 ng/ml và 20 µg/ml) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Một trứng từ mỗi bệnh nhân không tiếp xúc với BPA được chọn làm nhóm chứng. Nghiên cứu cho thấy việc trứng tiếp xúc với BPA gây ra:

- Giảm tỷ lệ trứng trưởng thành

- Tăng tỷ lệ trứng thoái hóa

- Tăng tỷ lệ trứng tự hoạt hóa mặc dù chưa được thụ tinh

Khi BPA tăng, có khả năng gây giảm trưởng thành trứng, gây tăng thoái hóa và tăng khả năng tự hoạt hóa trứng. Hơn nữa, trong những trứng trưởng thành, có xu hướng giảm tỷ lệ thoi vô sắc phân cực và các nhiễm sắc thể thẳng hàng khi tăng BPA. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này tương tự với những nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của BPA phơi nhiễm với trứng động vật. Racowsky nói "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy phơi nhiễm BPA có thể ức chế đáng kể sự trưởng thành trứng và thêm một bằng chứng về tác động của BPA đến sức khỏe con người. Tôi khuyến khích thực hiện thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vai trò BPA trong vô sinh."

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130731093718.htm

Người dịch: Nguyễn Thị Mộng Thúy

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK