Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 25-09-2010 7:27am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Vitamin-D2

Các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy vai trò của vitamin D đối với khả năng sinh sản ở giống đực, tuy nhiên mối liên hệ giữa vitamin D và nồng độ androgen ở loài người vẫn chưa được khảo sát nhiều.

 

Các nhà nghiên cứu người Đức và Áo thuộc nhiều trung tâm y khoa khác nhau, E. Wehr và các đồng nghiệp, đã tiến hành khảo sát mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D [25(OH)D] với testosterone, chỉ số androgen tự do (free androgen index - FAI) và SHBG. Ngoài ra, họ còn xác định xem liệu nồng độ androgen có thể hiện một sự biến thiên theo mùa tương tự như nồng độ 25(OH)D dao động do sự thay đổi tổng hợp vitamin D dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời hay không.

Trong nghiên cứu cắt ngang được tiến hành, 25(OH)D, testosterone và SHBG được đánh giá trên 2299 nam giới đến viện để chụp mạch vành định kỳ từ năm 1997 đến năm 2000.

Các kết quả đánh giá chính là mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D với testosterone, SHBG và chỉ số FAI. FAI được tính là testosterone (nmol/l)/SHBG (nmol/l) × 100.

Kết quả cho thấy những người đàn ông có nồng độ 25(OH)D đủ (≥ 30 μg/l) có nồng độ testosterone và FAI cao hơn và nồng độ SHBG thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với những người có nồng độ 25(OH)D thiếu (20 – 29,9 μg/l) và giảm (< 20 μg/l). Trong phân tích hồi quy đã hiệu chỉnh các yếu tố có khả năng gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên quan có ý nghĩa thống kê của nồng độ 25(OH)D với testosterone, FAI và SHBG. Nồng độ 25(OH)D, testosterone và FAI thay đổi theo mùa với cùng một kiểu giống nhau: thấp nhất vào tháng ba (lần lượt là 12,2 μg/l, 15,9 nmol/l và 40,8) và cao nhất vào tháng tám (23,4 μg/l, 18,7 nmol/l và 49,7). Tất cả các trường hợp đều có p < 0,05.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Nồng độ androgen và 25(OH)D có liên quan với nhau ở người và có cùng sự dao động. Cần thực hiện thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để đánh giá tác động của việc bổ sung vitamin D đối với nồng độ androgen.

Nguồn: Clin Endocrinol. 2010;73(4):243-248. © 2010

BS Nguyễn Khánh Linh

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK