Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hiếm muộn nữ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ rối loạn tình dục và cần có thêm các nghiên cứu về mối liên hệ phức tạp này.
Ruth Lathi (Stanford University Medical Center, California, Mỹ) và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng trên 119 phụ nữ hiếm muộn và 99 phụ nữ không bị hiếm muộn.
Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được đánh giá bằng Chỉ số chức năng tình dục nữ (Female Sexual Function Index - FSFI). Đây là một công cụ đa chiều chính thống được dùng để tự đánh giá. Chỉ số có giá trị từ 0 đến 36. Chỉ số dưới 26,55 cho thấy có nguy cơ cao rối loạn tình dục.
Tổng điểm FSFI trung bình không khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (27,1 và 28,7).
Tuy nhiên, 40% phụ nữ trong nhóm bị hiếm muộn có nguy cơ cao rối loạn tình dục so với 20% phụ nữ thuộc nhóm chứng (khác biệt này có ý nghĩa thống kê).
Phụ nữ bị hiếm muộn có điểm thấp hơn hẳn phụ nữ trong nhóm chứng về vấn đề ham muốn, hưng phấn, tần suất giao hợp và thủ dâm.
Điều thú vị là trước khi được chẩn đoán bị hiếm muộn, điểm đánh giá mức độ thỏa mãn đời sống tình dục của phụ nữ bị hiếm muộn và phụ nữ trong nhóm chứng là tương đương. Tuy nhiên, sau chẩn đoán, mức điểm thỏa mãn tình dục của họ rơi xuống thấp hơn hẳn so với nhóm chứng.
Lathi và cộng sự phát biểu rằng liệu chẩn đoán, điều trị, hoặc tác động của cả hai có ảnh hưởng tới chức năng tình dục hay không thì chưa rõ.
Cuối cùng, họ đi đến kết luận: “Sự tương tác giữa tình trạng hiếm muộn và chức năng tình dục rất phức tạp và cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định.”
BS. Lê Đăng Khoa
Nguồn: Fertility and Sterility 2010; Advance online publication
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...