Việc lạm dụng kháng sinh luôn là một trong những vấn đề nan giải không chỉ ở những quốc gia chậm và đang phát triển mà đối với ngay cả những quốc gia đã phát triển.
Trong đó, ho là một trong những lý do thường gặp nhất dẫn đến việc điều trị kháng sinh không cần thiết. Kháng sinh không cần thiết phải kê toa cho tất cả các trẻ viêm phế quản. Một tình huống điển hình thường hay gặp trên lâm sàng được sử dụng kháng sinh là trẻ 1-5 tuổi có sốt, ho , sổ mũi 3-6 ngày, có ran phổi khi nghe.
Vi khuẩn gây bệnh (phế cầu, Haemophilus, Moraxella) có thể được phân lập từ chất tiết ở phế quản ở trẻ có ho. Tuy nhiên, viêm ở vùng thanh - khí - phế quản đa phần vẫn do siêu vi và việc chỉ định kháng sinh trong những trường hợp này không những không mang lại lợi ích mà còn dẫn đến những tác hại không đáng có.
Có thể nói việc điều trị kháng sinh trong phần lớn các trường hợp được chẩn đoán “ viêm phế quản cấp” là một sự cẩn trọng quá mức cần thiết. Trong khi đó, một vấn đề quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức chính là việc phân biệt các trường hợp tăng phản ứng phế quản ở trẻ có khò khè hay nghe phổi có ran tái đi tái lại. Ở những trẻ này, điều trị suyễn nên được xem xét.
Xquang ở trẻ có ho và sốt có thể phát hiện bất thường nhẹ trong 70% trường hợp. Dấu hiệu thường gặp là mờ quanh phế quản, ứ khí, xẹp phổi, hạch rốn phổi.
Không cần thiết hay phải cân nhắc kỹ chỉ định kháng sinh trong các trường hợp:
- Ho kèm các triệu chứng phù hợp với bệnh cảnh cảm lạnh và khỏi sau 1-2 tuần
- Trẻ có sốt, viêm mũi và ho đã kéo dài ít nhất 4 ngày (trẻ có thể có tình trạng nhiễm siêu vi kéo dài)
- Trẻ hồi phục từ đợt nhiễm trùng nhưng còn những cơn ho, đặc biệt khi thời tiết lạnh hoặc sau khi vận động (trẻ có thể có tình trạng tăng phản ứng đường thở trong giai đoạn hồi phục)
- Trẻ có ran phổi với tiền căn thường xuyên sử dụng kháng sinh ngay từ khi mới chớm biểu hiện các đợt viêm phế quản
Thỉnh thoảng, việc quan sát vẻ mặt có thể giúp ích cho chẩn đoán: trẻ có da khô và dấu hiệu của viêm da thể tạng vùng má và phía dưới mắt.
Kháng sinh được chỉ định trong các tình huống:
- Phát hiện bất thường điển hình cho viêm phổi qua nghe phổi hay Xquang ngực
- Trẻ có viêm xoang, dựa trên bệnh sử có ho đàm kéo dài (>10 ngày) về đêm và sáng
- Trẻ có viêm tai giữa
- Có những thành viên khác trong gia đình nhiễm mycoplama hoặc đang có dịch do mycoplasma
- Có khả năng viêm phế quản hay viêm thanh khí quản do vi trùng, thường thì những trẻ này biểu hiện trên lâm sàng với hội chứng nhiễm trùng, trẻ không khỏe mạnh, giúp hướng tới một bệnh cảnh nhiễm trùng
BS Nguyễn An Nghĩa
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...