Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 17-01-2010 8:07pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

cpr

 

Theo kết luận của một số nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Pediatrics vào tháng 06/2009, độ sâu ấn ngực hiện đang được áp dụng trong hồi sức tim phổi ở trẻ em dường như không phải là lý tưởng và có thể quá giới hạn cần thiết.

 

Các nghiên cứu này sử dụng hình ảnh quang học để đánh giá độ sâu của ấn ngực vốn được cho là hợp lý đối với trẻ từ sơ sinh đến 8 tuổi trong hồi sức tim phổi. Khuyến cáo hiện tại cho nhóm tuổi này đòi hỏi độ sâu từ 1/3 đến 1/2 chiều cao lồng ngực tính từ trước ra sau.

Bác sĩ Matthew Braga và cộng sự làm việc tại Trung tâm Y khoa Dartmouth-Hitchcock, New Hampshire, Hoa Kỳ đã ghi nhận những trẻ trải qua hồi sức tim phổi với độ sâu ấn ngực được mô phỏng từ hồi sức người lớn và động vật có tỷ lệ sống sót khá thấp. Để cung cấp dữ liệu cho thí nghiệm, Bác sĩ Braga đã cho chụp CT scans trước khi thực hiện để đánh giá độ sâu ấn ngực của mỗi bệnh nhân từ lúc sanh cho đến 8 tuổi. Kết quả cho thấy rằng khuyến cáo hiện tại, ấn 1/2 đến 1/3 độ sâu lồng ngực tính từ trước ra sau, là không lý tưởng và có thể không đạt được hay không an toàn cho tất cả bệnh nhân trẻ em.

Cụ thể hơn, theo lý thuyết, nếu áp dụng tỷ lệ ½ khi ấn ngực hồi sức cho trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng sẽ có 25% tổn thương cấu trúc lồng ngực do đè nén. Các tác giả cũng ước tính tỷ lệ tổn thương tương tự đối với trẻ 1 đến 3 tuổi là 21%, và trẻ 3 - 8 tuổi là 8%.

Theo Bác sĩ Braga và cộng sự, trong quá trình hồi sức, việc áp dụng một độ sâu ấn ngực khoảng 38mm là đủ đạt hiệu quả đối với >98% trẻ từ 1 đến 8 tuổi.

Bác sĩ Mathew Huei-Ming Ma và cộng sự làm việc tại Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan, cũng làm một thực nghiệm tương tự, tiến hành chụp CT scans cho 36 trẻ nhỏ và 38 trẻ lớn từ 1 đến 8 tuổi. Họ quan sát thấy rằng không có khác biệt đáng kể trong hiệu quả hồi sức đối với ấn ngực ở ½ dưới xương ức so với ấn ngực ở đường ngang qua hai núm vú. Từ kết quả này, các tác giả cho rằng nên chỉnh sửa khuyến cáo hiện tại theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho người hồi sức có thể dễ dàng áp dụng, cả với nhân viên y tế lẫn người ngoài ngành.

Tuy nhiên, Bác sĩ Ma cũng nhận thấy rằng độ sâu ấn ngực theo hướng dẫn hiện tại là tương tự hoặc thậm chí cao hơn độ sâu ấn ngực được khuyến cáo ở người lớn.

Tóm lại, có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và điều đó cho thấy cần có những hướng dẫn đánh giá lại vấn đề độ sâu trong hồi sức tim phổi ở trẻ em.

Pediatrics 2009;124:e69-e74.

BS. Nguyễn Khôi

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK