Tần suất mắc bệnh võng mạc ở trẻ non tháng (retinopathy of prematurity, ROP) ở trẻ sinh cực non đang gia tăng khi mà ngày càng nhiều trẻ sinh non được cứu sống, đó là kết quả của một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 trên tạp chí Archives of Ophthalmology.
Nghiên cứu cho thấy tần suất mắc ROP ở những trẻ có tuổi thai < 27 tuần trong khoảng thời gian 3 năm tại Thụy Điển là 73%. Hơn nữa, ở trẻ sinh non, tuổi thai là một yếu tố tiên đoán có giá trị hơn trong chẩn đoán ROP so với cân nặng.
Do có những tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây về chăm sóc trẻ sơ sinh, dân số trẻ trong lứa tuổi này ngày càng tăng lên trong dân số chung, trong khi không có sự giảm đáng kể nào trong tỷ lệ mắc bệnh như ROP, tổn thương thị lực, và mất khả năng nhận thức. Chính vì lý do trên mà các tác giả nhận định rằng nghiên cứu dịch tễ về vấn đề này là một đề tài đặc biệt hấp dẫn.
Nghiên cứu là một phần trong dự án khởi đầu bởi Hiệp Hội Nhãn Khoa Thụy Điển, Tổ chức Sức khỏe Quốc gia Thụy Điển và Quỹ Phúc lợi Xã hội. Mục đích chung của dự án là xác định tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở những trẻ sinh non với tuổi thai nhỏ hơn 27 tuần được sinh tại Thụy Điển từ 1/4/2004 đến 31/5/2007. Mục tiêu nghiên cứu nhằm thiết lập tần suất mắc bệnh ROP, nguyên nhân gây mù ở trẻ nhũ nhi, mất thị lực và những mối liên quan này đến tuổi thai lúc sinh trong dân số những trẻ sinh cực non.
Để phân loại những trẻ ROP, các tác giả đã sử dụng bảng phân loại quốc tế về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non và xếp loại mức độ bệnh theo giai đoạn (giai đoạn 1 – 2: nhẹ, giai đoạn 3 – 5: nặng). Việc tầm soát ROP bắt đầu vào tuần thứ 5 sau sinh và tiếp tục cho đến khi võng mạc được tái phân bố mạch máu. Phác đồ của nghiên cứu này được củng cố bằng việc khám lâm sàng mỗi tuần.
Dân số nghiên cứu bao gồm 506 trẻ sinh non còn sống cho đến lần khám bệnh ROP đầu tiên (229 nữ, 277 nam). Sự hiện diện của ROP ít nhất ở 1 bên được xác định ở 368 trẻ (72,7%).
Trong số 506 trẻ, có 192 trẻ bị ROP nhẹ (37,9%), 176 trẻ bị ROP trung bình (34,8%). 99 trẻ được điều trị (19,6%).
Thông qua phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng tuổi lúc sinh là yếu tố có giá trị tiên đoán khả năng bị ROP cao hơn so với cân nặng lúc sinh. So với tuổi thai 26 tuần, thì tuổi thai khi sinh 22 tuần có tỷ số chênh cho bệnh ROP nặng là 0,51 cho mỗi nấc tăng tuổi thai là 1 tuần.
Kết quả cho thấy nguy cơ mắc ROP cao hơn so với những nghiên cứu khác đã được báo cáo trước đây. Các tác giả giải thích có thể do tỷ lệ cao những trẻ sinh ở lứa tuổi rất sớm ( như 11,5% trẻ sinh 22 – 23 tuần, so với 0 – 6% trong những nghiên cứu khác). Những đứa trẻ này (thường chết trong những nghiên cứu trước đây) có khả năng không thể tránh khỏi biến chứng như ROP.
Giới hạn của nghiên cứu chủ yếu do số lượng lớn những nhà chuyên khoa mắt tham gia khám bệnh trẻ, các nhà nghiên cứu cho ra những nhìn nhận khác nhau về cùng một vấn đề mặc dù đã đưa ra những tài liệu chuẩn và có nhắc nhở những thông tin trên bảng phân loại và chẩn đoán trong suốt nghiên cứu.
Các tác giả kết luận rằng nghiên cứu này dựa theo dân số nhóm mang tầm quốc gia những trẻ sinh cực non có nguy cơ cao ROP và nguy cơ giảm đi 50% khi tăng mỗi tuần tuổi thai cho trẻ lúc sinh.
Nguồn Arch Ophthalmol. 2009;127:1315–1319.
BS. Nguyễn KhôiQuinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...