Itraconazole sử dụng hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt thì hiệu quả hơn so với liệu pháp cổ điển điều trị viêm nấm âm hộ âm đạo tái phát. Đây là kết quả của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiền cứu được báo cáo trên tạp chí BJOG tháng 10.
Điều trị chống nấm hiệu quả và việc nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái đi tái lại nhiều lần. Trong nghiên cứu chúng tôi đã so sánh hiệu quả của liệu pháp cổ điển và sử dụng itraconazole trong việc làm giảm tần số các đợt tái phát của nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái đi tái lại.
Mẫu của nghiên cứu bao gồm 150 người phụ nữ có tiền căn nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái đi tái lại và đợt cấp của nhiễm nấm âm hộ âm đạo được chia thành 3 nhóm điều trị: nhóm 1 điều trị với itraconazole và lactobacilli; nhóm 2 chỉ điều trị itraconazole và nhóm 3 là liệu pháp cổ điển. Những phụ nữ được điều trị với itraconazole cho đợt viêm cấp và sau đó sẽ được điều trị duy trì 6 tháng với liều itraconazole hàng tháng là 200 mg x 2 lần một ngày duy nhất. Trong suốt thời gian điều trị duy trì, phụ nữ trong nhóm 1 còn được cho đặt âm đạo thêm lactobacilli trong 6 ngày mỗi tháng. Sau đó nhóm 1 và 2 được theo dõi trong 6 tháng mà không điều trị gì. Phụ nữ nhóm 3 sẽ được điều trị liệu pháp cổ điển trong 12 tháng.
So sánh với những phụ nữ trong nhóm 3, những người trong nhóm 1 và 2 có kết quả nuôi cấy âmtính sớm hơn nhiều. Trước khi bắt đầu điều trị duy trì, 44/48 (89,9%) phụ nữ ở nhóm 1 và 40/47 (85%) phụ nữ nhóm 2 không còn phát hiện nấm Candida khi nuôi cấy. Sau lần tái khám đầu tiên 22/46 (47%) phụ nữ ở nhóm 3 có môi trường nuôi cấy âm tính nhưng lại tái nhiễm nấm Candida phát hiện bằng nuôi cấy sớm hơn nhiều so với nhóm 1 và 2.
Candida không còn được phát hiện qua nuôi cấy sau 12 tháng ở 19 trong 25 (76%) phụ nữ ở nhóm 1, 18 trong 23 (78%) phụ nữ ở nhóm 2 à 9 trong 23 (39%) phụ nữ ở nhóm 3. Xét về những than phiền đi kèm với nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái phát, phụ nữ ở nhóm 3 có mức độ khó chịu cao hơn đáng kể (36,8 so với 25,1 và 27,7 ở nhóm 1 và 2) đồng thời nhóm 3 cũng có tỷ lệ hài lòng với phương pháp điều trị thấp hơn nhóm 1 và nhóm 2 (59,2 so với 68,2 và 71,7)
Tác giả nghiên cứu cho thấy: ”Sử dụng itraconazole hàng tháng dựa vào chu kỳ kinh thì hiệu quả hơn liệu pháp cổ điển trong việc điều trị nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái phát. Lactobacilli không mang lại lợi ích thêm cho việc điều trị.
Hạn chế của nghiên cứu là tỷ lệ người bỏ dở điều trị cao đã làm giảm đi hiệu quả của cả 2 phương pháp itraconazole và liệu pháp cổ điển và không thể loại trừ hiệu quả của placebo trên nhóm phụ nữ điều trị liệu pháp cổ điển.
Tác giả kết luận: “Kết quả của nghiên cứu chúng tôi cho thấy nhiễm nấm âm hộ âm đạo tái đi tái lại nhiều lần có thể được khống chế thành công bằng việc điều trị itraconazole 200 mg x 2 lần ngày duy nhất vào tuần thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 tháng sẽ đạt hiệu quả diệt nấm Candida âm đạo thời gian dài ở 77% bệnh nhân”.
BS. Phan Thị Ngọc Minh
Nguồn Medscape: BJOG. 2009;116:1499–1505
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...