Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 26-08-2013 4:04am
Viết bởi: Administrator

too_many_sperm Huỳnh Thị Hồng Vinh(1), Nguyễn Ngọc Yến Nhi(1), Trần Tú Cầm(1)

Nguyễn Thị Liên Thi(1), Nguyễn Thị Mai(1), Hồ Mạnh Tường(1,2)

(1)Phòng Khám Ngọc Lan, (2)CGRH, Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM

Giới thiệu

Vai trò của gốc oxy hóa tự do (Reactive Oxygen Spieces - ROS) trong vô sinh nam được phát hiện bởi Aitken và cộng sự vào năm 1987. ROS gây độc cho tinh trùng dẫn đến sự peroxide hóa chất béo, tạo sự phân mảnh DNA, giảm hoạt động, chức năng tinh trùng và dẫn đến vô sinh (Aitken và cs., 1989; Agarwal và cs., 2003). Sự sản xuất quá mức ROS có liên quan đến việc thất bại trong thụ tinh (Sharma và cs., 1999). Đo hàm lượng ROS đã trở thành một công cụ hữu ích trong việc đánh giá ban đầu, chẩn đoán và theo dõi điều trị vô sinh nam giới (Venkatesh và cs., 2011).

Tháng 12/2012, lần đầu tiên ở Việt Nam chúng tôi đã kiểm định thành công qui trình đo hàm lượng ROS (Huynh và cs., 2012). Dựa trên qui trình đó, chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu đo hàm lượng ROS trên 600 bệnh nhân điều trị hiếm muộn, đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng ROS với các thông số: độ tuổi chồng, ngày kiêng xuất tinh, mật độ tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng di động và tỉ lệ hình dạng bình thường.

Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe Sinh sản (CGRH), Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì thực hiện.

Phương pháp

Nghiên cứu được thực hiện trên tinh dịch của 600 bệnh nhân điều trị hiếm muộn tại Phòng khám Ngọc Lan từ tháng 04/2013 đến tháng 06/2013. Các mẫu tinh dịch có mật độ ³2x106 tinh trùng/ml và thời gian kiêng xuất tinh từ 2-7 ngày được chọn để đo hàm lượng ROS bằng phương pháp nhuộm quỳnh quang (chemiluminescence) sử dụng đầu dò luminol. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, p<0,05.

Kết quả

600 mẫu đã được phân tích và kết quả như sau:

Bảng 1. Các thông số tinh dịch đồ

Thông số

(n=600)

Độ tuổi (tuổi)

35 ± 6,27

Ngày kiêng xuất tinh (ngày)

4,03 ± 1,59

Mật độ (x106 tinh trùng/ml)

39 ± 29,09

Di động (%)

47 ± 14,16

Hình dạng (%)

0,66 ± 1,10

ROS (x104cpm/20x106 tinh trùng)

0,0586 (0,0154; 0,2236)*

* Giá trị được biểu diễn theo trung vị và khoảng tứ phân vị (25%; 75%)

Bảng 2. Mối tương quan hàm lượng ROS với độ tuổi và các thông số tinh dịch đồ

Hàm lượng ROS (n=594)

Thông số

r

p-value

Độ tuổi (tuổi)

-0,030

0,942

Ngày kiêng xuất tinh

-0,061

0,137

Mật độ (x106 tinh trùng/ml)

-0,147

<0,001

Tỉ lệ di động (%)

-0,189

<0,001

Tỉ lệ hình dạng bình thường (%)

-0,096

0,018

p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê

sh1

Hình 1. Mối tương quan giữa hàm lượng ROS và mật độ tinh trùng

sh2

Hình 2. Mối tương quan giữa hàm lượng ROS và tỉ lệ di động tinh trùng

sh3

Hình 3. Mối tương quan giữa hàm lượng ROS và tỉ lệ hình dạng bình thường tinh trùng

Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng ROS có tương quan nghịch với mật độ tinh trùng (r = -0,147; p<0,001), tỉ lệ di động tinh trùng (r = -0,189; p<0,001) và tỉ lệ hình dạng bình thường tinh trùng (r = -0,096; p<0,018).

Hàm lượng ROS không tương quan có ý nghĩa thống kê với độ tuổi (p=0,942) và ngày kiêng xuất tinh (p=0,137).

Kết luận

Đây là báo cáo đầu tiên ở Việt Nam áp dụng đo hàm lượng ROS trong tinh dịch bệnh nhân hiếm muộn với kích cỡ lớn.

Hàm lượng ROS có tương quan nghịch với mật độ, tỉ lệ di động và tỉ lệ hình dạng bình thường tinh trùng. Hàm lượng ROS không có tương quan với độ tuổi và ngày kiêng xuất tinh.

Các dữ liệu này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc ứng dụng đo ROS trong chẩn đoán và điều trị vô sinh nam trong tương lai ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aitken RJ, Clarkson JS (1987). Cellular basis of defective sperm function and its association with the genesis of reactive oxygen species by human spermatozoa. J Reprod Fertil; 81,459-469.

2. Aitken RJ, Clarkson JS, Fishel S (1989). Generation of reactive oxygen species, lipid peroxidation, and human sperm function. Biol Reprod; 41:183-97.

3. Agarwal A, Salen RA, Bedaiwy MA (2003). Role of reactive oxygen species in the pathophysiology of human reproduction. Fertil Steril; 79:829-843.

4. Huỳnh Thị Hồng Vinh, Lê Hoàng Anh, Hồ Mạnh Tường, Phạm Văn Phúc, Phan Kim Ngọc, Nguyễn Tường Anh (2013). Đánh giá hàm lượng Reactive Oxygen Species (ROS) trong tinh dịch và dịch huyền phù có tinh trùng sau lọc rửa ở bệnh nhân hiếm muộn. Tạp chí Phụ Sản; 11(1):60-67.

5. Sharma RK, Passqualoto FF, Nelson DR, Thomas AJ Jr, Agarwal A (1999). The reactive oxygen species - total antioxidants capacity score is a new measure of oxidative stress to predict male inferlitile. Hum Reprod; 14:2801-2807.

6. Venkatesh S, Shamsi MB, S. Dudeja, Kumar R, Dada R (2011). Reactive oxygen species measurement in neat and washed semen: comparative analysis and its significance in male infertility assessment. Arch Gynecol Obstet; 283(1):121-126.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK