Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 16-08-2022 8:39am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
 
Công nghệ IVF đã giúp nhiều người không thể mang thai tự nhiên giải quyết được vấn đề của họ. Nhiều yếu tố lâm sàng được dùng để đánh giá kết quả ART bao gồm độ dày nội mạc tử cung (endometrial thickness - EMT) và hình thái nội mạc tử cung vì đều ảnh hưởng lớn đến kết quả thai. Một số nhà khoa học đã kết luận rằng EMT dưới 6 mm và nội mạc đồng nhất có tác động tiêu cực đến tỉ lệ làm tổ, mang thai, thai diễn tiến và trẻ sinh sống dựa trên chu kì IVF. Do đó, bài nghiên cứu này kết hợp giữa EMT và hình thái nội mạc để phân tích ảnh hưởng của chúng đến tỉ lệ thai lâm sàng.
 
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với 12.991 chu kì IVF-ICSI ở một trung tâm hỗ trợ sinh sản từ 2014-2017. Đối tượng là bệnh nhân Châu Á, được chia thành 4 nhóm dựa trên EMT bao gồm G1 (≤8mm), G2 (8-11mm), G3 (11-14mm), G4 (≥14mm). Hình thái nội mạc được phân loại thành loại A (dạng 3 đường bao gồm 1 đường giảm âm trung tâm bao quanh bởi 2 lớp giảm âm), loại B một dạng đẳng âm trung gian có cùng hệ số phản xạ với cơ tử cung bao quanh và 1 đường phản âm trung tâm mờ) và loại C (nội mạc đồng nhất). Phác đồ kích thích buồng trứng trong bài này cũng được phân thành 3 phác đồ GnRH đồng vận khác nhau (dài, ngắn và kéo dài). Phôi được chuyển vào N2 hoặc N3 sau ICSI.
 
Tỉ lệ thai lâm sàng chung là 28,1%. Kết quả cho thấy:
- Không có mối tương quan giữa tuổi và EMT (34,42±6,02; 31,32±5,00; 30,4±4,53 và 30,09±4,34; P<0,001).
- Các nhóm bệnh nhân với 3 loại hình thái nội mạc đều có tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể với EMT dày hơn khi so giữa 4 nhóm:
   + Loại A (n=8555): 12,2%; 30,8%; 37,4% và 40,5%; P<0,01.
   + Loại B (n=2434): 7,5%; 18,6%; 27,8% và 35,2%; P<0,01.
   + Loại C (n=2002): 2,6%; 14,1%; 23,8% và 30,1%; P<0,01.
- Tỉ lệ thai lâm sàng khi so giữa phác đồ dài và ngắn thì không có sự khác biệt nhưng lại tăng với phác đồ cực dài và thể hiện rõ ở 4 nhóm EMT:
   + Phác đồ dài/ngắn: 18,7%; 32,2%; 36,3% và 39,9%; P<0,01.
   + Phác đồ cực dài: 25%; 39,2%; 41,8% và 41,2%; P<0,01.
- Dự đoán tỉ lệ sẩy thai dựa trên EMT khác nhau cũng đưa ra được EMT <6mm có tỉ lệ là 50% nhưng tỉ lệ này chỉ nằm trong khoảng 13,4±4,1% nếu EMT 8-15mm.
- Khi tính toán khả năng mang thai ở mỗi chu kỳ trước khi bệnh nhân đi vào điều trị thì tỉ lệ thai lâm sàng được dự đoán có sai số ở mỗi nhóm là ±4% và cao nhất ở G3 (3,02%).
Tỉ lệ sai số chung chỉ có 0,41%.
 
Nhìn chung, EMT và tỉ lệ thai lâm sàng có mối tương quan với nhau. Ngưỡng giá trị của nội mạc mỏng trong bài được cho là 8 mm. Từ số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ thai tăng mạnh khi EMT >8 mm và sự cải thiện này tốt hơn khi nội mạc có hình thái loại A và giảm dần ở loại B và C.
 
Nói tóm lại, bài nghiên cứu đã thiết lập và đánh giá mô hình dự đoán của các yếu tố ảnh hưởng tỉ lệ thai. Các yếu tố như là tuổi, phác đồ, thời gian vô sinh, nồng độ P4 và số phôi chuyển đóng vai trò quan trọng trong dự đoán kết quả thai. Từ phân tích trên có thể đưa ra kết luận rằng trong khi EMT dày 8-14 mm có tác động tích cực đến tỉ lệ mang thai thì EMT < 6 mm nên cân nhắc vì nguy cơ sẩy thai cao.
 
Nguồn: Liao S, Wang R, Hu C và cộng sự. Analysis of endometrial thickness patterns and pregnancy outcomes considering 12.991 fresh IVF cycles. 2021 Jun 03.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TELOMERES – LÃO HÓA – SINH SẢN - Ngày đăng: 01-08-2022
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK