Tin tức
on Thursday 11-08-2022 8:55am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Nguyễn Khánh Linh
Kích thích buồng trứng bằng phác đồ PPOS (Progestin-primed ovarian stimulation) bằng cách sử dụng progestin để ức chế đỉnh LH và ngăn chặn rụng trứng sớm, đã được sử dụng trong điều trị vô sinh trong những năm gần đây, và nhiều báo cáo đã cho thấy phác đồ này có hiệu quả thu hồi noãn tương tự như các phác đồ tiêu chuẩn sử dụng GnRH đối vận (GnRH-ant), nhưng có khả năng phòng ngừa sự gia tăng của đỉnh LH hiệu quả hơn so với GnRH-ant. PPOS cũng dễ áp dụng hơn với chi phí thấp hơn, giảm số mũi tiêm cho BN nên cũng giảm căng thẳng cho BN trong quá trình điều trị.
Trong những trường hợp cần bảo tồn khả năng sinh sản khẩn cấp, kích thích buồng trứng bắt đầu ngẫu nhiên (Random-Start), tức là bắt đầu vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh, chứ không cần đợi đến ngày có kinh, được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân. Nhiều chứng cứ cho thấy sự phát triển nang noãn có thể xảy ra 2 đến 3 lần trong một chu kỳ kinh nguyệt, và vào năm 2013, Cakmak và cộng sự đã báo cáo hiệu quả của phác đồ Random Start GnRH-ant, từ đó phác đồ này trở thành kỹ thuật kích thích buồng trứng phổ biến ở những trường hợp bảo tồn khả năng sinh sản. Ngoài ra, phác đồ Random-Start còn có thể áp dụng trên cả những bệnh nhân không bị ung thư và không cần điều trị khẩn cấp, nhằm mục đích đem đến sự thuận tiện cho bệnh nhân, giảm số lần đi lại và các chi phí phát sinh do việc đi lại và nghỉ việc.
Haipeng Huang và cộng sự tin rằng sử dụng phác đồ PPOS để ức chế đỉnh LH kết hợp với Random- start sẽ phù hợp hơn với BN cần bảo tồn khả năng sinh sản. Chính vì vậy, họ đã tiến hành kết hợp hai phác đồ mới này, Random-Start và PPOS, để điều trị cho những bệnh nhân cần bảo tồn khả năng sinh sản, và so sánh sự kết hợp này với Random-Start + GnRH-ant.
Các tác giả đã xem lại hồ sơ của 86 chu kỳ chọc hút noãn để bảo tồn khả năng sinh sản tại trung tâm Y khoa Saitama, Đại học Y Saitama, Nhật Bản, trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2021, trong đó có 56 chu kỳ là Random-Start GnRH-ant và 30 chu kỳ là Random-Start PPOS. Có 73% trường hợp BN cần bảo tồn khả năng sinh sản là do ung thư vú và 15% do ung thư máu. Trong nhóm GnRH-anta, phác đồ linh động được áp dụng với 0,25 mg Ganirelix acetate tiêm từ ngày nang noãn lớn nhất đạt kích thước 14 mm. Trong nhóm PPOS, Dydrogesterone 20 mg được sử dụng đường uống từ ngày bắt đầu kích thích buồng trứng cho đến ngày khởi phát trưởng thành noãn. Kết cục chính là số noãn trưởng thành trên số chu kỳ điều trị. Kết cục phụ là số ngày kích thích buồng trứng, tổng liều gonadotropin, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ tạo phôi tốt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nguồn: Haipeng Huang et al. Usefulness of random-start progestin-primed ovarian stimulation for fertility preservation. J Ovarian Res. 2022 Jan 4;15(1):2. doi: 10.1186/s13048-021-00935-5.
Kích thích buồng trứng bằng phác đồ PPOS (Progestin-primed ovarian stimulation) bằng cách sử dụng progestin để ức chế đỉnh LH và ngăn chặn rụng trứng sớm, đã được sử dụng trong điều trị vô sinh trong những năm gần đây, và nhiều báo cáo đã cho thấy phác đồ này có hiệu quả thu hồi noãn tương tự như các phác đồ tiêu chuẩn sử dụng GnRH đối vận (GnRH-ant), nhưng có khả năng phòng ngừa sự gia tăng của đỉnh LH hiệu quả hơn so với GnRH-ant. PPOS cũng dễ áp dụng hơn với chi phí thấp hơn, giảm số mũi tiêm cho BN nên cũng giảm căng thẳng cho BN trong quá trình điều trị.
Trong những trường hợp cần bảo tồn khả năng sinh sản khẩn cấp, kích thích buồng trứng bắt đầu ngẫu nhiên (Random-Start), tức là bắt đầu vào bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh, chứ không cần đợi đến ngày có kinh, được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân. Nhiều chứng cứ cho thấy sự phát triển nang noãn có thể xảy ra 2 đến 3 lần trong một chu kỳ kinh nguyệt, và vào năm 2013, Cakmak và cộng sự đã báo cáo hiệu quả của phác đồ Random Start GnRH-ant, từ đó phác đồ này trở thành kỹ thuật kích thích buồng trứng phổ biến ở những trường hợp bảo tồn khả năng sinh sản. Ngoài ra, phác đồ Random-Start còn có thể áp dụng trên cả những bệnh nhân không bị ung thư và không cần điều trị khẩn cấp, nhằm mục đích đem đến sự thuận tiện cho bệnh nhân, giảm số lần đi lại và các chi phí phát sinh do việc đi lại và nghỉ việc.
Haipeng Huang và cộng sự tin rằng sử dụng phác đồ PPOS để ức chế đỉnh LH kết hợp với Random- start sẽ phù hợp hơn với BN cần bảo tồn khả năng sinh sản. Chính vì vậy, họ đã tiến hành kết hợp hai phác đồ mới này, Random-Start và PPOS, để điều trị cho những bệnh nhân cần bảo tồn khả năng sinh sản, và so sánh sự kết hợp này với Random-Start + GnRH-ant.
Các tác giả đã xem lại hồ sơ của 86 chu kỳ chọc hút noãn để bảo tồn khả năng sinh sản tại trung tâm Y khoa Saitama, Đại học Y Saitama, Nhật Bản, trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2021, trong đó có 56 chu kỳ là Random-Start GnRH-ant và 30 chu kỳ là Random-Start PPOS. Có 73% trường hợp BN cần bảo tồn khả năng sinh sản là do ung thư vú và 15% do ung thư máu. Trong nhóm GnRH-anta, phác đồ linh động được áp dụng với 0,25 mg Ganirelix acetate tiêm từ ngày nang noãn lớn nhất đạt kích thước 14 mm. Trong nhóm PPOS, Dydrogesterone 20 mg được sử dụng đường uống từ ngày bắt đầu kích thích buồng trứng cho đến ngày khởi phát trưởng thành noãn. Kết cục chính là số noãn trưởng thành trên số chu kỳ điều trị. Kết cục phụ là số ngày kích thích buồng trứng, tổng liều gonadotropin, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ tạo phôi tốt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Hai nhóm không có sự khác biệt về tuổi trung bình, tiền sử thai kỳ, BMI, nồng độ AMH và yếu tố từ người bạn đời.
- Không có sự khác biệt giữa PPOS và GnRH-anta về số ngày kích thích buồng trứng (11,2 vs 11 ngày), tổng liều gonadotropin sử dụng (2512,9 vs 2527,6 IU), số noãn trưởng thành (10,8 vs 8,4), tỉ lệ thụ tinh (64,6% vs 67,9%) và tỉ lệ phôi nang tốt (61,3% vs 59,8%).
- Số lần đến khám thấp hơn có ý nghĩa thống kê trong nhóm PPOS so với nhóm GnRH-anta (3,4 và 4,1 lần, p < 0,001).
- Tỉ lệ BN có kinh trước khi chọc hút noãn thấp hơn có ý nghĩa thống kê trong nhóm PPOS (3,3%) so với nhóm GnRH-anta (25%), p = 0,011.
Nguồn: Haipeng Huang et al. Usefulness of random-start progestin-primed ovarian stimulation for fertility preservation. J Ovarian Res. 2022 Jan 4;15(1):2. doi: 10.1186/s13048-021-00935-5.
Từ khóa: Hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng Random-Start PPOS trong bảo tồn khả năng sinh sản
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá dấu hiệu thụ tinh – một dấu ấn sinh học về chất lượng phôi - Ngày đăng: 11-08-2022
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ kết hợp với tương hợp HLA: Từ tư vấn đến sinh con và xa hơn. - Ngày đăng: 01-08-2022
Hỗ trợ hoạt hóa noãn bằng Canxi Ionophore cải thiện kết quả điều trị và an toàn cho con cái của bệnh nhân vô sinh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 01-08-2022
Kết quả rã đông noãn tự thân trong mười lăm năm từ một trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trực thuộc trường đại học - Ngày đăng: 01-08-2022
So sánh kết quả phôi từ hai phương pháp lọc rửa tinh trùng sử dụng ly tâm đẳng tỷ trọng và kênh dẫn vi lưu (Microfluidic) - Ngày đăng: 01-08-2022
Lọc rửa tinh trùng trực tiếp từ tinh dịch (không ly tâm) nhờ thiết bị vi dòng chảy theo xoắn ốc (MDDS) - Ngày đăng: 01-08-2022
Dự đoán ung thư tuyến tiền liệt và mối liên quan tăng bạch cầu bất thường trong tinh dịch? - Ngày đăng: 01-08-2022
Dinh dưỡng có giúp điều trị vô sinh hay không? - Ngày đăng: 01-08-2022
Chẩn đoán vô sinh nam: cải thiện việc thực hiện phân tích di truyền - Ngày đăng: 01-08-2022
TELOMERES – LÃO HÓA – SINH SẢN - Ngày đăng: 01-08-2022
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK