Tin tức
on Thursday 22-07-2021 3:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Bệnh nhân ung thư nam trải qua quá trình điều trị bằng các phương pháp khác nhau như hóa trị, xạ trị. Do đó, họ đối mặt với nguy cơ vô sinh vì tinh hoàn rất nhạy cảm với hóa - xạ trị, có thể gây rối loạn quá trình sinh tinh. Người ta ước tính có khoảng 15 – 30 % bệnh nhân ung thư nam trở nên vô sinh sau khi điều trị. Khả năng sinh tinh phụ thuộc vào loại ung thư, chất lượng tinh trùng trước điều trị, liều lượng thuốc và thời gian điều trị ung thư. Trong đó, các tác nhân alkyl hóa, bức xạ ion hóa và cisplatin có thể gây vô tinh kéo dài. Do những tác động tiêu cực có thể có của ung thư nên cần cung cấp cho bệnh nhân các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản nam trước khi điều trị. Trong đó, trữ lạnh tinh trùng là một phương pháp thành công cao trong việc bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới. Phương pháp này có thể sử dụng từ tuổi dậy thì trở đi. Một số nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ thành công tương đương giữa tinh trùng tươi và tinh trùng trữ ở những người đàn ông khỏe mạnh thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Nghiên cứu hồi cứu của Papler và cộng sự (2021) với mục đích đánh giá tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF)/tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) được thực hiện với tinh trùng tươi hoặc tinh trùng trữ của những người đàn ông đã được điều trị ung thư trước đó.
Phân tích hồi cứu các chu kỳ IVF/ICSI ở các cặp vợ chồng có chồng được điều trị ung thư trước đó từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. Các cặp vợ chồng được chia thành hai nhóm: nhóm sử dụng tinh trùng trữ lạnh để thụ tinh với noãn và nhóm sử dụng tinh trùng tươi thu được vào ngày chọc hút noãn. Nghiên cứu chọn lấy tất cả bệnh nhân đã trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư. Tinh trùng tươi được sử dụng khi có chất lượng thích hợp để có tỷ lệ thụ tinh cao. Nếu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi trong chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi thấp thì chu kỳ tiếp theo sẽ sử dụng tinh trùng trữ. Tinh trùng tươi cũng được sử dụng cho những bệnh nhân mà không được trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư.
Kết quả có 214 chu kỳ IVF/ICSI được thực hiện từ 115 cặp vợ chồng có chồng đã trải qua điều trị ung thư. Con số này chiếm 1,5% tổng số chu kỳ điều trị trong giai đoạn đó. Tổng cộng, 2,102 noãn thu được và có 1,007 noãn được thụ tinh. Trong đó, có 963 (95,6%) noãn thụ tinh phát triển thành phôi. Tỷ lệ sử dụng phôi (kể cả phôi tươi và phôi trữ) là 45,2%. Trong 214 chu kỳ, có 130 chu kỳ sử dụng tinh trùng trữ lạnh và 84 chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi thu được vào ngày chọc hút.
Đặc điểm lâm sàng cho thấy nhóm tinh trùng trữ lạnh và nhóm tinh trùng tươi không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình của vợ, số lượng noãn thu được và số lượng phôi trung bình mỗi chu kỳ. Trong nhóm tinh trùng trữ lạnh, tỷ lệ phôi trữ lạnh (17,3% so với 12,7%; p = 0,048) và tỷ lệ phôi hữu dụng (48,9% so với 40,0%; p = 0,006) cao hơn có ý nghĩa. Kết quả lâm sàng ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ sẩy thai trên mỗi chu kỳ chuyển phôi tươi giữa 2 nhóm tinh trùng trữ lạnh và tinh trùng tươi. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ có thai cộng dồn (60,6% so với 37,7%; p = 0,012) và tỷ lệ sinh sống (45,1% so với 34,0%; p = 0,21), kết quả cho thấy nhóm tinh trùng trữ lạnh cao hơn đáng kể nhóm tinh trùng tươi.
Trữ lạnh tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị ung thư là một phương pháp được chấp nhận rộng rãi và thành công trong việc duy trì khả năng sinh sản của nam giới bị ung thư. Nghiên cứu hồi cứu cho thấy kết quả quy trình IVF/ICSI về tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống sau khi chuyển phôi tươi là tương đương nhau bất kể sử dụng tinh trùng trữ lạnh hay tinh trùng tươi. Ngoài ra, tỷ lệ phôi hữu dụng và tỷ lệ phôi trữ cao hơn nếu sử dụng tinh trùng trữ lạnh. Do đó tỷ lệ có thai cộng dồn cao hơn nhóm tinh trùng tươi.
Lược dịch từ: Papler, T. B., Vrtacnik-Bokal, E., Drobnic, S., & Stimpfel, M. (2021). The outcome of IVF/ICSI cycles in male cancer patients: retrospective analysis of procedures from 2004 to 2018. Radiology and oncology, 55(2), 221–228.
Bệnh nhân ung thư nam trải qua quá trình điều trị bằng các phương pháp khác nhau như hóa trị, xạ trị. Do đó, họ đối mặt với nguy cơ vô sinh vì tinh hoàn rất nhạy cảm với hóa - xạ trị, có thể gây rối loạn quá trình sinh tinh. Người ta ước tính có khoảng 15 – 30 % bệnh nhân ung thư nam trở nên vô sinh sau khi điều trị. Khả năng sinh tinh phụ thuộc vào loại ung thư, chất lượng tinh trùng trước điều trị, liều lượng thuốc và thời gian điều trị ung thư. Trong đó, các tác nhân alkyl hóa, bức xạ ion hóa và cisplatin có thể gây vô tinh kéo dài. Do những tác động tiêu cực có thể có của ung thư nên cần cung cấp cho bệnh nhân các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản nam trước khi điều trị. Trong đó, trữ lạnh tinh trùng là một phương pháp thành công cao trong việc bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới. Phương pháp này có thể sử dụng từ tuổi dậy thì trở đi. Một số nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ thành công tương đương giữa tinh trùng tươi và tinh trùng trữ ở những người đàn ông khỏe mạnh thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Nghiên cứu hồi cứu của Papler và cộng sự (2021) với mục đích đánh giá tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF)/tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) được thực hiện với tinh trùng tươi hoặc tinh trùng trữ của những người đàn ông đã được điều trị ung thư trước đó.
Phân tích hồi cứu các chu kỳ IVF/ICSI ở các cặp vợ chồng có chồng được điều trị ung thư trước đó từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018. Các cặp vợ chồng được chia thành hai nhóm: nhóm sử dụng tinh trùng trữ lạnh để thụ tinh với noãn và nhóm sử dụng tinh trùng tươi thu được vào ngày chọc hút noãn. Nghiên cứu chọn lấy tất cả bệnh nhân đã trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư. Tinh trùng tươi được sử dụng khi có chất lượng thích hợp để có tỷ lệ thụ tinh cao. Nếu tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi trong chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi thấp thì chu kỳ tiếp theo sẽ sử dụng tinh trùng trữ. Tinh trùng tươi cũng được sử dụng cho những bệnh nhân mà không được trữ lạnh tinh trùng trước khi điều trị ung thư.
Kết quả có 214 chu kỳ IVF/ICSI được thực hiện từ 115 cặp vợ chồng có chồng đã trải qua điều trị ung thư. Con số này chiếm 1,5% tổng số chu kỳ điều trị trong giai đoạn đó. Tổng cộng, 2,102 noãn thu được và có 1,007 noãn được thụ tinh. Trong đó, có 963 (95,6%) noãn thụ tinh phát triển thành phôi. Tỷ lệ sử dụng phôi (kể cả phôi tươi và phôi trữ) là 45,2%. Trong 214 chu kỳ, có 130 chu kỳ sử dụng tinh trùng trữ lạnh và 84 chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi thu được vào ngày chọc hút.
Đặc điểm lâm sàng cho thấy nhóm tinh trùng trữ lạnh và nhóm tinh trùng tươi không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình của vợ, số lượng noãn thu được và số lượng phôi trung bình mỗi chu kỳ. Trong nhóm tinh trùng trữ lạnh, tỷ lệ phôi trữ lạnh (17,3% so với 12,7%; p = 0,048) và tỷ lệ phôi hữu dụng (48,9% so với 40,0%; p = 0,006) cao hơn có ý nghĩa. Kết quả lâm sàng ghi nhận không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ sẩy thai trên mỗi chu kỳ chuyển phôi tươi giữa 2 nhóm tinh trùng trữ lạnh và tinh trùng tươi. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ có thai cộng dồn (60,6% so với 37,7%; p = 0,012) và tỷ lệ sinh sống (45,1% so với 34,0%; p = 0,21), kết quả cho thấy nhóm tinh trùng trữ lạnh cao hơn đáng kể nhóm tinh trùng tươi.
Trữ lạnh tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị ung thư là một phương pháp được chấp nhận rộng rãi và thành công trong việc duy trì khả năng sinh sản của nam giới bị ung thư. Nghiên cứu hồi cứu cho thấy kết quả quy trình IVF/ICSI về tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống sau khi chuyển phôi tươi là tương đương nhau bất kể sử dụng tinh trùng trữ lạnh hay tinh trùng tươi. Ngoài ra, tỷ lệ phôi hữu dụng và tỷ lệ phôi trữ cao hơn nếu sử dụng tinh trùng trữ lạnh. Do đó tỷ lệ có thai cộng dồn cao hơn nhóm tinh trùng tươi.
Lược dịch từ: Papler, T. B., Vrtacnik-Bokal, E., Drobnic, S., & Stimpfel, M. (2021). The outcome of IVF/ICSI cycles in male cancer patients: retrospective analysis of procedures from 2004 to 2018. Radiology and oncology, 55(2), 221–228.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sức khỏe của trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 20-07-2021
Estrogen và cơ chế hình thành huyết khối - Ngày đăng: 21-07-2021
Động học estradiol trong pha nang noãn ảnh hưởng đến kết cục chuyển phôi trữ với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 20-07-2021
Vaccine mRNA SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến kết cục điều trị của bệnh nhân trong chu kỳ TTTON hay không? - Ngày đăng: 19-07-2021
Mối tương quan giữa hình thái phôi nang và tỉ lệ song thai cùng trứng trong hỗ trợ sinh - Ngày đăng: 19-07-2021
Letrozole làm giảm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 19-07-2021
Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có tăng nguy cơ nhiễm covid-19 không? - Ngày đăng: 17-07-2021
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai: một phân tích trên 15210 thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 17-07-2021
Mối liên hệ của góc giữa thoi vô sắc - thể cực thứ nhất với khả năng trưởng thành của noãn và kết quả điều trị - Ngày đăng: 17-07-2021
Hệ thống CRISPR/CAS9 và tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực vô sinh nam - Ngày đăng: 17-07-2021
Sử dụng công nghệ time ‑ lapse để phát hiện sự hình thành không bào trong phôi ngày 3 và phôi ngày 4 - Ngày đăng: 15-07-2021
Phát triển một phần mềm phân tích tự động động học của phôi người - Ngày đăng: 15-07-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK