Tin tức
on Wednesday 21-07-2021 11:27pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Hồ Ngọc Anh Vũ - IVFMD Tân Bình
BS. Phan Thị Thanh Thảo - IVFMD Buôn Ma Thuột
Trên thế giới, hàng trăm triệu phụ nữ đã sử dụng estrogen ngoại sinh như thuốc tránh thai hoặc nội tiết thay thế hậu mãn kinh. Có nhiều chứng cứ cho thấy việc bổ sung estrogen có liên quan mật thiết đến sự tăng nguy cơ huyết khối ở cả động mạch và tĩnh mạch, tùy thuộc vào liều lượng cũng như sự phân tán của nội tiết tố trong máu, các nghiên cứu đã xác định sự thay đổi về nhiều mặt khác nhau của quá trình cầm máu và tiêu sợi huyết, góp phần tạo ra môi trường prothrombotic. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt các nghiên cứu trên động vật và con người về những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ huyết khối trong liệu pháp điều trị với estrogen.
Lịch sử phát hiện estrogen
Năm 1896, một nhà nghiên cứu trẻ tuổi ở Australia đã thử nghiệm cắt hai buồng trứng của thỏ trưởng thành, sau đó cấy ghép từng phần của buồng trứng vào những vị trí khác nhau trong cơ thể. Kết quả cho thấy tử cung của chúng vẫn hoạt động bình thường, không có sự teo nhỏ tử cung như ở những con thỏ bị cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn. Điều này khiến ông có ý tưởng có thể buồng trứng có khả năng tiết ra một số chất vào máu để nuôi dưỡng tử cung. Năm 1929, Dosy tạo được tinh thể estrogen tinh khiết hay còn gọi là “theelin”, chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ có thai. Đến năm 1940, tại Đại học St. Louis, Doisy và cộng sự tiếp tục tìm ra “dihydrotheelin”, sau được gọi là estradiol. Cùng thời gian đó, Adolf Butenandt tinh chế được estrogen, còn gọi là “progynon”. Cùng với Leopold Ruzincka, ông đạt giải Nobel năm 1939 về việc tìm ra estrogen và testosterone. Từ đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về estrogen.
Cơ chế gây huyết khối do estrogen
Cơ chế phân tử của estrogen gây ra huyết khối vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên với sự cân bằng chặt chẽ của quá trình đông cầm máu, một sự thay đổi nhỏ gây ra bởi liệu pháp nội tiết tố thay thế cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết khối.
vWF đóng vai trò quan trọng trong cầm máu nguyên phát cũng như quá trình hoạt hóa và kết tập tiểu cầu, được quy định bởi nhiều loại nội tiết tố khác nhau bao gồm estrogen. Estrogen làm tăng nồng độ vWF thông qua việc kích thích trực tiếp cũng như sao chép tế bào nội mô. Hơn nữa, quá trình mang thai cũng là yếu tố làm tăng nồng độ vWF do tăng sản xuất và kéo dài thời gian bán hủy của nó. Một nghiên cứu ở phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy có sự tăng vWF sau khi điều trị 4 tuần với estrogen đường uống (estrogen chiết xuất từ nước tiểu ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác báo cáo không có sự thay đổi về nồng độ vWF ở phụ nữ hậu mãn kinh khi khảo sát mốc 12 tháng và 36 tháng.
Một số nghiên cứu trước đây trên loài thỏ, những con thỏ cái được cho ăn thức ăn có chứa thuốc tránh thai với các hàm lượng estrogen khác nhau: hàm lượng estrogen thấp (0.8 pg estrogen/kg) hoặc hàm lượng cao estrogen (2.0 pg estrogen/kg), hoặc lượng estrogen có kiểm soát trong 7 tuần cho thấy estrogen trong mỗi trường hợp không ảnh hưởng đến thời gian thrombin. Tuy nhiên, khi những con thỏ này được tiêm thrombin, mức độ huyết khối cao đáng kể với những con thỏ được điều trị với estrogen, và cao hơn nhiều với trường hợp liều cao estrogen. Một nghiên cứu ngẫu nhiên giữa các phụ nữ cho thấy các thuốc tránh thai kết hợp ảnh hưởng đến chuỗi phản ứng đông máu do làm tăng nồng độ các yếu tố II, VII, VIII, X và fibrinogen trong huyết tương, và giảm nồng độ yếu tố V. Một số nghiên cứu khác trên phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy estrogen làm tăng nồng độ yếu tố VII, dẫn đến tình trạng tăng đông. Những thay đổi này cũng liên quan đến loại progesterone trong viên nội tiết tránh thai phối hợp chứa desogestrel cho thấy ảnh hưởng đáng kể hơn so với viên nội tiết tránh thai phối hợp có chứa levonorgestrel.
Một số cơ chế về quá trình điều hòa viêm của estrogen được đề xuất bao gồm các phản ứng qua trung gian thông qua thụ thể estrogen liên kết màng/ nhân, sự hoạt hóa của thụ thể ligand (một loại tế bào miễn dịch) toll-like trên tế bào đuôi gai và đại thực bào dẫn đến tăng biểu hiện của các cytokine gây viêm, giảm tín hiệu của chất ức chế PI3K và phosphoryl hóa Akt trong đại thực bào, và tác động đến phức hợp phiên mã NF-κB. Estrogen gây nhiều thay đổi thượng di truyền trong tế bào gốc tạo máu, ảnh hưởng đến các con đường xuôi dòng và phản ứng trong các tế bào trưởng thành cũng được đề xuất có thể như một cơ chế. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để mở rộng kiến thức về sự thay đổi viêm do estrogen và xác định các cơ chế phân tử liên quan.
Tóm lại, tất cả các thay đổi trên là sự chuyển đổi từ “cân bằng cầm máu” đến trạng thái tiền huyết khối được phản ánh trong các thử nghiệm về cầm máu. Do đó, sử dụng viên nội tiết tránh thai phối hợp được ghi nhận có khả năng kháng protein C hoạt tính cao hơn đáng kể, khi so sánh với người không dùng viên nội tiết tránh thai phối hợp. Có thể tóm tắt các tác động của estrogen trên các con đường cầm máu khác nhau ở trên trong sơ đồ sau:
Ảnh hưởng của estrogen lên quá trình đông- cầm máu
Tài liệu tham khảo: Abou-Ismail, Mouhamed Yazan, Divyaswathi Citla Sridhar, and Lalitha Nayak. 2020. “Estrogen and Thrombosis: A Bench to Bedside Review.” Thrombosis Research 192:40–51.
BS. Phan Thị Thanh Thảo - IVFMD Buôn Ma Thuột
Trên thế giới, hàng trăm triệu phụ nữ đã sử dụng estrogen ngoại sinh như thuốc tránh thai hoặc nội tiết thay thế hậu mãn kinh. Có nhiều chứng cứ cho thấy việc bổ sung estrogen có liên quan mật thiết đến sự tăng nguy cơ huyết khối ở cả động mạch và tĩnh mạch, tùy thuộc vào liều lượng cũng như sự phân tán của nội tiết tố trong máu, các nghiên cứu đã xác định sự thay đổi về nhiều mặt khác nhau của quá trình cầm máu và tiêu sợi huyết, góp phần tạo ra môi trường prothrombotic. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt các nghiên cứu trên động vật và con người về những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ huyết khối trong liệu pháp điều trị với estrogen.
Lịch sử phát hiện estrogen
Năm 1896, một nhà nghiên cứu trẻ tuổi ở Australia đã thử nghiệm cắt hai buồng trứng của thỏ trưởng thành, sau đó cấy ghép từng phần của buồng trứng vào những vị trí khác nhau trong cơ thể. Kết quả cho thấy tử cung của chúng vẫn hoạt động bình thường, không có sự teo nhỏ tử cung như ở những con thỏ bị cắt bỏ buồng trứng hoàn toàn. Điều này khiến ông có ý tưởng có thể buồng trứng có khả năng tiết ra một số chất vào máu để nuôi dưỡng tử cung. Năm 1929, Dosy tạo được tinh thể estrogen tinh khiết hay còn gọi là “theelin”, chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ có thai. Đến năm 1940, tại Đại học St. Louis, Doisy và cộng sự tiếp tục tìm ra “dihydrotheelin”, sau được gọi là estradiol. Cùng thời gian đó, Adolf Butenandt tinh chế được estrogen, còn gọi là “progynon”. Cùng với Leopold Ruzincka, ông đạt giải Nobel năm 1939 về việc tìm ra estrogen và testosterone. Từ đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về estrogen.
Cơ chế gây huyết khối do estrogen
Cơ chế phân tử của estrogen gây ra huyết khối vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên với sự cân bằng chặt chẽ của quá trình đông cầm máu, một sự thay đổi nhỏ gây ra bởi liệu pháp nội tiết tố thay thế cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết khối.
- Tiểu cầu và yếu tố von Willebrand (vWF):
vWF đóng vai trò quan trọng trong cầm máu nguyên phát cũng như quá trình hoạt hóa và kết tập tiểu cầu, được quy định bởi nhiều loại nội tiết tố khác nhau bao gồm estrogen. Estrogen làm tăng nồng độ vWF thông qua việc kích thích trực tiếp cũng như sao chép tế bào nội mô. Hơn nữa, quá trình mang thai cũng là yếu tố làm tăng nồng độ vWF do tăng sản xuất và kéo dài thời gian bán hủy của nó. Một nghiên cứu ở phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy có sự tăng vWF sau khi điều trị 4 tuần với estrogen đường uống (estrogen chiết xuất từ nước tiểu ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác báo cáo không có sự thay đổi về nồng độ vWF ở phụ nữ hậu mãn kinh khi khảo sát mốc 12 tháng và 36 tháng.
- Chuỗi phản ứng đông máu:
Một số nghiên cứu trước đây trên loài thỏ, những con thỏ cái được cho ăn thức ăn có chứa thuốc tránh thai với các hàm lượng estrogen khác nhau: hàm lượng estrogen thấp (0.8 pg estrogen/kg) hoặc hàm lượng cao estrogen (2.0 pg estrogen/kg), hoặc lượng estrogen có kiểm soát trong 7 tuần cho thấy estrogen trong mỗi trường hợp không ảnh hưởng đến thời gian thrombin. Tuy nhiên, khi những con thỏ này được tiêm thrombin, mức độ huyết khối cao đáng kể với những con thỏ được điều trị với estrogen, và cao hơn nhiều với trường hợp liều cao estrogen. Một nghiên cứu ngẫu nhiên giữa các phụ nữ cho thấy các thuốc tránh thai kết hợp ảnh hưởng đến chuỗi phản ứng đông máu do làm tăng nồng độ các yếu tố II, VII, VIII, X và fibrinogen trong huyết tương, và giảm nồng độ yếu tố V. Một số nghiên cứu khác trên phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy estrogen làm tăng nồng độ yếu tố VII, dẫn đến tình trạng tăng đông. Những thay đổi này cũng liên quan đến loại progesterone trong viên nội tiết tránh thai phối hợp chứa desogestrel cho thấy ảnh hưởng đáng kể hơn so với viên nội tiết tránh thai phối hợp có chứa levonorgestrel.
- Con đường chống đông máu:
- Tiêu sợi tơ huyết
- Ảnh hưởng sự tổng hợp protein tại gan liên quan đến sự đông máu và tiêu sợi tơ huyết
- Viêm
Một số cơ chế về quá trình điều hòa viêm của estrogen được đề xuất bao gồm các phản ứng qua trung gian thông qua thụ thể estrogen liên kết màng/ nhân, sự hoạt hóa của thụ thể ligand (một loại tế bào miễn dịch) toll-like trên tế bào đuôi gai và đại thực bào dẫn đến tăng biểu hiện của các cytokine gây viêm, giảm tín hiệu của chất ức chế PI3K và phosphoryl hóa Akt trong đại thực bào, và tác động đến phức hợp phiên mã NF-κB. Estrogen gây nhiều thay đổi thượng di truyền trong tế bào gốc tạo máu, ảnh hưởng đến các con đường xuôi dòng và phản ứng trong các tế bào trưởng thành cũng được đề xuất có thể như một cơ chế. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để mở rộng kiến thức về sự thay đổi viêm do estrogen và xác định các cơ chế phân tử liên quan.
Tóm lại, tất cả các thay đổi trên là sự chuyển đổi từ “cân bằng cầm máu” đến trạng thái tiền huyết khối được phản ánh trong các thử nghiệm về cầm máu. Do đó, sử dụng viên nội tiết tránh thai phối hợp được ghi nhận có khả năng kháng protein C hoạt tính cao hơn đáng kể, khi so sánh với người không dùng viên nội tiết tránh thai phối hợp. Có thể tóm tắt các tác động của estrogen trên các con đường cầm máu khác nhau ở trên trong sơ đồ sau:
Ảnh hưởng của estrogen lên quá trình đông- cầm máu
- Ảnh hưởng của estrogen lên sự hoạt hóa và kết tập tiểu cầu vẫn chưa rõ ràng, có sự mâu thuẫn trong các báo cáo và tài liệu trong sự thay đổi số lượng tiểu cầu. Estrogen được biết đến là làm tăng vWF- chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.
- Estrogen làm tăng sản xuất cục máu đông và khối fibrin liên kết bằng cách tăng các protein gây đông máu và giảm protein chống đông.
- Ngược lại, estrogen cũng cho thấy có liên quan đến sự tăng tiêu sợi tơ huyết do giảm nồng độ PAI-1, làm mất sự cân bằng trong tăng đông.
Tài liệu tham khảo: Abou-Ismail, Mouhamed Yazan, Divyaswathi Citla Sridhar, and Lalitha Nayak. 2020. “Estrogen and Thrombosis: A Bench to Bedside Review.” Thrombosis Research 192:40–51.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Động học estradiol trong pha nang noãn ảnh hưởng đến kết cục chuyển phôi trữ với chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 20-07-2021
Vaccine mRNA SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến kết cục điều trị của bệnh nhân trong chu kỳ TTTON hay không? - Ngày đăng: 19-07-2021
Mối tương quan giữa hình thái phôi nang và tỉ lệ song thai cùng trứng trong hỗ trợ sinh - Ngày đăng: 19-07-2021
Letrozole làm giảm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 19-07-2021
Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có tăng nguy cơ nhiễm covid-19 không? - Ngày đăng: 17-07-2021
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sẩy thai: một phân tích trên 15210 thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 17-07-2021
Mối liên hệ của góc giữa thoi vô sắc - thể cực thứ nhất với khả năng trưởng thành của noãn và kết quả điều trị - Ngày đăng: 17-07-2021
Hệ thống CRISPR/CAS9 và tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực vô sinh nam - Ngày đăng: 17-07-2021
Sử dụng công nghệ time ‑ lapse để phát hiện sự hình thành không bào trong phôi ngày 3 và phôi ngày 4 - Ngày đăng: 15-07-2021
Phát triển một phần mềm phân tích tự động động học của phôi người - Ngày đăng: 15-07-2021
Liệu các thông số động học hình thái có thể tiên lượng được phôi nguyên bội cho kết quả sẩy thai hay không ? - Ngày đăng: 15-07-2021
Các phương pháp bổ trợ trong IVF – bằng chứng khoa học và thực hành hiện tại? - Ngày đăng: 15-07-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK