Tin tức
on Saturday 04-12-2021 4:58pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Duy Tùng
Béo phì là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nhiều phụ nữ ở các nước phát triển. Béo phì cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến vô sinh thứ phát, làm giảm khả năng làm tổ, đậu thai cũng như trẻ sinh sống trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản (HTSS).
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) đến chất lượng của giao tử và phôi cũng như khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Gần đây, có những tranh cãi xung quanh việc chuyển phôi trữ cho những bệnh nhân béo phì giúp cải thiện kết quả HTSS nhờ vào việc cải thiện sự đồng bộ của phôi và nội mạc tử cung do các kết quả nghiên cứu khác nhau. Giả thuyết về sự đồng bộ trên được đưa ra dựa vào sự khác biệt về tốc độ phát triển đến giai đoạn phôi nang của phôi và ảnh hưởng của quá trình kích thích buồng trứng đến quá trình phát triển của nội mạc tử cung. Từ đó việc chuyển phôi trữ lạnh sẽ giải quyết sự thiếu đồng bộ này. Đối với các bệnh nhân béo phì, họ có sự tăng biểu hiện các gen liên quan đến quá trình trao đổi chất so với những bệnh nhân có BMI bình thường, điều này khiến nội mạc tử cung của họ phát triển chậm hơn và dẫn đến kết quả kém hơn trong các chu kỳ chuyển phôi trữ.
Đối với phôi, nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chất lượng phôi giữa nhóm béo phì và nhóm bình thường về cả hình thái lẫn động học phát triển của phôi đến giai đoạn phôi phân chia ngày 3. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu khác quan sát phôi đến giai đoạn phôi nang nhận thấy phôi nang từ những bệnh nhân béo phì có tốc độ phát triển khác biệt so với nhóm bệnh nhân bình thường. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh quá trình phân chia và hình thành phôi nang giữa bệnh nhân béo phì và bệnh nhân có cân nặng bình thường.
Hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm HTSS tại Tây Ban Nha, dữ liệu từ 2016 đến 2020, bệnh nhân được phân loại dựa theo phân loại BMI của tổ chức y tế thế giới WHO. Tổng cộng có 3316 chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection – ICSI) của 2822 phụ nữ được phân tích trong nghiên cứu, 1251 chu kỳ có thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing – PGT). Trong đó, 173 chu kỳ từ 140 phụ nữ thiếu cân, 2339 chu kỳ từ 1989 phụ nữ có cân nặng bình thường, 643 chu kỳ từ 548 phụ nữ thừa cân và 161 chu kỳ từ 145 phụ nữ béo phì. Nhóm nghiên cứu nhận thấy một số kết quả như sau:
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt về thời gian khởi động quá trình phân chia phôi ở nhóm bệnh nhân béo phì. Tuy nhiên, sự khác biệt này kết thúc khi phôi bắt đầu bước vào giai đoạn nén và hình thành phôi nang. Không có sự khác biệt nào được ghi nhận về hình thái của phôi, chu kỳ phân bào cũng như chất lượng phôi cũng như tỷ lệ phôi dừng phát triển nói chung. Hạn chế về phương pháp hồi cứu cũng như chỉ sử dụng BMI làm công cụ để phân nhóm mà không kết hợp với các yếu tố lâm sàng của người bệnh có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích cũng như thiếu hoàn toàn kết quả thai từ những chu kỳ này. Qua nghiên cứu này, nhóm kết luận béo phì không ảnh hưởng đến khả năng hình thành phôi nang cũng như động học phát triển của phôi, do đó những bằng chứng cho thấy kết quả HTSS kém hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì có thể liên quan đến sự chấp nhận của nội mạc tử cung.
Nguồn: Bellver J, Brandão P, Alegre L, Meseguer M. Blastocyst formation is similar in obese and normal weight women: a morphokinetic study. Hum Reprod. 2021;36(12):3062-3073. doi:10.1093/humrep/deab212
Béo phì là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nhiều phụ nữ ở các nước phát triển. Béo phì cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến vô sinh thứ phát, làm giảm khả năng làm tổ, đậu thai cũng như trẻ sinh sống trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản (HTSS).
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) đến chất lượng của giao tử và phôi cũng như khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Gần đây, có những tranh cãi xung quanh việc chuyển phôi trữ cho những bệnh nhân béo phì giúp cải thiện kết quả HTSS nhờ vào việc cải thiện sự đồng bộ của phôi và nội mạc tử cung do các kết quả nghiên cứu khác nhau. Giả thuyết về sự đồng bộ trên được đưa ra dựa vào sự khác biệt về tốc độ phát triển đến giai đoạn phôi nang của phôi và ảnh hưởng của quá trình kích thích buồng trứng đến quá trình phát triển của nội mạc tử cung. Từ đó việc chuyển phôi trữ lạnh sẽ giải quyết sự thiếu đồng bộ này. Đối với các bệnh nhân béo phì, họ có sự tăng biểu hiện các gen liên quan đến quá trình trao đổi chất so với những bệnh nhân có BMI bình thường, điều này khiến nội mạc tử cung của họ phát triển chậm hơn và dẫn đến kết quả kém hơn trong các chu kỳ chuyển phôi trữ.
Đối với phôi, nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chất lượng phôi giữa nhóm béo phì và nhóm bình thường về cả hình thái lẫn động học phát triển của phôi đến giai đoạn phôi phân chia ngày 3. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu khác quan sát phôi đến giai đoạn phôi nang nhận thấy phôi nang từ những bệnh nhân béo phì có tốc độ phát triển khác biệt so với nhóm bệnh nhân bình thường. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh quá trình phân chia và hình thành phôi nang giữa bệnh nhân béo phì và bệnh nhân có cân nặng bình thường.
Hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm HTSS tại Tây Ban Nha, dữ liệu từ 2016 đến 2020, bệnh nhân được phân loại dựa theo phân loại BMI của tổ chức y tế thế giới WHO. Tổng cộng có 3316 chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection – ICSI) của 2822 phụ nữ được phân tích trong nghiên cứu, 1251 chu kỳ có thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing – PGT). Trong đó, 173 chu kỳ từ 140 phụ nữ thiếu cân, 2339 chu kỳ từ 1989 phụ nữ có cân nặng bình thường, 643 chu kỳ từ 548 phụ nữ thừa cân và 161 chu kỳ từ 145 phụ nữ béo phì. Nhóm nghiên cứu nhận thấy một số kết quả như sau:
- Số lượng noãn chọc hút được và noãn trưởng thành cao hơn đáng kể ở nhóm béo phì so với nhóm bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh và số lượng phôi chuyển ở cả 4 nhóm BMI là tương tự nhau.
- Số lượng phôi được phân tích động học là 17.848 phôi. Nhóm nhận thấy phôi của những bệnh nhân béo phì bắt đầu phân chia chậm hơn so với những nhóm còn lại cho đến khi bắt đầu quá trình nén lại và hình thành phôi nang thì sự khác biệt này không còn. Khi phân tích về chu kỳ phân bào giữa các nhóm thì không có sự khác biệt đáng kể nào được ghi nhận. Do đó, gợi ý về việc noãn từ những bệnh nhân béo phì có thời gian khởi động quá trình phân chia chậm hơn so với các nhóm còn lại.
- Tỷ lệ hình thành phôi nang từ noãn thụ tinh ở nhóm béo phì thấp hơn so với nhóm bình thường nhưng không có ý nghĩa thống kê.
- Khi phân tích về tỷ lệ phôi hữu dụng (có thể dùng để chuyển và/hoặc trữ lạnh), nhóm nhận thấy tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân bình thường lại thấp hơn so với nhóm béo phì.
- Tỷ lệ phôi nguyên bội khi thực hiện PGT-A ở 4 nhóm lần lượt là 45,5%, 40,2%, 38,6% và 40,2% đối với nhóm nhẹ cân, bình thường, thừa cân và béo phì, nhưng khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Không có sự khác biệt về hình thái phôi nang ở cả 4 nhóm BMI.
- Nhóm cũng thực hiện phân tích tỷ lệ phôi thụ tinh ngừng phát triển và nhận thấy không có sự khác biệt nào ở cả 4 nhóm.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt về thời gian khởi động quá trình phân chia phôi ở nhóm bệnh nhân béo phì. Tuy nhiên, sự khác biệt này kết thúc khi phôi bắt đầu bước vào giai đoạn nén và hình thành phôi nang. Không có sự khác biệt nào được ghi nhận về hình thái của phôi, chu kỳ phân bào cũng như chất lượng phôi cũng như tỷ lệ phôi dừng phát triển nói chung. Hạn chế về phương pháp hồi cứu cũng như chỉ sử dụng BMI làm công cụ để phân nhóm mà không kết hợp với các yếu tố lâm sàng của người bệnh có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích cũng như thiếu hoàn toàn kết quả thai từ những chu kỳ này. Qua nghiên cứu này, nhóm kết luận béo phì không ảnh hưởng đến khả năng hình thành phôi nang cũng như động học phát triển của phôi, do đó những bằng chứng cho thấy kết quả HTSS kém hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì có thể liên quan đến sự chấp nhận của nội mạc tử cung.
Nguồn: Bellver J, Brandão P, Alegre L, Meseguer M. Blastocyst formation is similar in obese and normal weight women: a morphokinetic study. Hum Reprod. 2021;36(12):3062-3073. doi:10.1093/humrep/deab212
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng phôi, tỷ lệ nguyên bội và kết quả chuyển phôi trên phôi nang có giới tính nam so với nữ - Ngày đăng: 03-12-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 03-12-2021
Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng cách làm mỏng màng ZP bằng tia laser không giúp cải thiện tỷ lệ thai của phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối tương quan giữa uống nước ngọt và chức năng tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối liên hệ giữa trầm cảm, stress oxy hóa và chất lượng tinh dịch từ 1.000 nam giới khỏe mạnh - Ngày đăng: 30-11-2021
Giá trị dự đoán của các kiểu bào tương hạt ở các noãn MII trong IVF: phần II, noãn hiến tặng trong chu kỳ xin-cho noãn - Ngày đăng: 30-11-2021
Quan điểm hiện tại về trữ noãn xã hội - Ngày đăng: 28-11-2021
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2021
Đánh giá phôi phát triển từ 0PN trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 27-11-2021
Thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (micro‑TESE) ở nam giới vô tinh không do tắc: tổng hợp các y văn cho đến hiện tại - Ngày đăng: 19-11-2021
Việc loại bỏ tinh trùng apoptotic trong quy trình IVF và ảnh hưởng của nó đến tỷ lệ thai - Ngày đăng: 19-11-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK