Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 24-08-2007 4:51pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

stds

Thai phụ bị STD có thể sanh non, vỡ ối non và nhiễm trùng tử cung sau khi sanh. STD có thể lây truyền từ mẹ qua con trước, trong và sau khi sanh.


1. Thai phụ có thể bị STD không ?
Các thai phụ có thể bị STD như bất kỳ một phụ nữ bình thường không có thai khác bởi vì thai kỳ không phải là một yếu tố bảo vệ. Trên thực tế, các thai phụ nếu mắc phải STD có thể gặp phải các hậu quả nghiêm trọng hơn, thậm chí là đe dọa tính mạng của chính họ và thai nhi. Điều quan trọng là các thai phụ phải nhận thức được tác hại của STD và biết cách tự bảo vệ họ và bào thai.

2. STD ảnh hưởng mẹ và bé như thế nào ?
STD có thể gây ra nhiều tác hại trên các thai phụ như những phụ nữ không có thai. Các bệnh lý có thể gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư các cơ quan khác, viêm gan mãn tính, viêm vùng chậu, vô sinh và những biến chứng khác. Trong số những bệnh lý này, có những bệnh lý tiến triển âm thầm mà không hề biểu hiện bất kỳ một triệu chứng hay dấu hiệu gì.


Thai phụ bị STD có thể sanh non, vỡ ối non và nhiễm trùng tử cung sau khi sanh. STD có thể lây truyền từ mẹ qua con trước, trong và sau khi sanh. Một số bệnh lý (như giang mai) truyền qua bánh nhau và gây bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Những bệnh lý khác (lậu, chlamidia, viêm gan siêu vi B và Herpes sinh dục) có thể truyền từ mẹ qua con trong khi sinh ngã âm đạo. HIV có thể truyền qua bánh nhau, lây nhiễm khi sinh hoặc lây truyền khi cho bú.

Ở thai nhi, STD có thể gây thai chết lưu, thai nhẹ cân (< 2000g), viêm kết mạc mắt, viêm phổi, nhiễm trùng sơ sinh, tổn thương thần kinh, mù, điếc, viêm gan cấp, viêm màng não, bệnh lý gan mãn và xơ gan. Một số bệnh lý có thể ngăn ngừa được nếu thai phụ được chăm sóc tiền sản thường xuyên (tầm soát STD sớm trong thai kỳ và lập lại khi gần sinh nếu cần thiết). Ngoài ra, một số bệnh lý có thể được điều trị nếu phát hiện ra lúc sinh.

3. Có nên tầm soát SDT trong thai kỳ ?
STD ảnh hưởng lên thai phụ bất kể các yếu tố địa lý, chủng tộc, tuổi tác, trình độ, kinh tế - xã hội. Bản hướng dẫn về điều trị STD của CDC năm 2002 đã đề nghị rằng: các thai phụ nên tầm soát STD sau khi đến khám thai lần đầu:


• Chlamydia
• Lậu
• Viêm gan siêu vi B (VGSV B)
• Viêm gan siêu vi C
• HIV
• Giang mai

Ngoài ra, một số chuyên gia khuyến cáo những thai phụ đã từng có tiền căn vỡ ối non nên tầm soát và điều trị nhiễm khuẩn âm đạo trong lần đầu tiên đến khám thai.
Trong thực tế, có những bác sỹ sản khoa không thực hiện tầm soát STD một cách thường quy cho những thai phụ của mình, do đó các phụ nữ mang thai cần chủ động yêu cầu bác sỹ tiến hành việc tầm soát cho mình. Nếu người phụ nữ đã từng xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý này trong quá khứ, họ cũng nên thực hiện lại các xét nghiệm tầm soát khi có thai.


4. Có thể điều trị STD trong thai kỳ ?
Các bệnh lý sau có thể được trị khỏi với kháng sinh được sử dụng trong thai kỳ: Chlamydia, lậu, giang mai, Trichomonas và nhiễm khuẩn âm đạo.
Các bệnh lý do các tác nhân là vi rút (Herpes sinh dục, HIV) thì không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các thuốc kháng vi rút điều trị Herpes và HIV có thể làm giảm các triệu chứng ở thai phụ. Chỉ định mổ lấy thai có thể được cân nhắc trên các thai phụ nhiễm HIV hoặc có các tổn thương Herpes sinh dục đang tiến triển để bảo vệ con.
Các thai phụ có test VGSV B âm tính có thể được chủng ngừa ngay trong thai kỳ.

5. Thai phụ tự bảo vệ như thế nào ?
Biện pháp để tránh lây nhiễm STD tốt nhất là kiêng quan hệ tình dục hoặc là có mối quan hệ lâu bền với người phối ngẫu mà biết chắc rằng người này không bị STD và đã được làm các xét nghiệm tầm soát STD.
Sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên và đúng cách có thể ngăn ngừa nhiễm HIV và làm giảm nguy cơ nhiễm lậu, Chlamydia và Trichomonas.

BCS có thể không ngăn ngừa được nhiễm HPV và các bệnh lý gây loét vùng sinh dục. Chỉ có thể giảm nguy cơ nhiễm Herpes sinh dục, giang mai và hạ cam nếu sử dụng BCS thường xuyên, đúng cách và BCS phải che phủ các tổn thương hoặc che phủ hết các vùng có khả năng tiếp xúc với tổn thương.

Dù chưa rõ hiệu quả bảo vệ của BCS đối với nhiễm HPV, người ta thấy rằng sử dụng BCS làm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung (một bệnh lý liên quan đến HPV).

BS Đỗ Khoa Nam

(Theo Centers for Disease Control and Prevention - CDC)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cách chăm sóc da cho bà bầu - Ngày đăng: 21-08-2007
Ca sinh tư cùng trứng cực hiếm - Ngày đăng: 21-08-2007
Ra kinh bất thường - Ngày đăng: 12-02-2007
Tuổi và khả năng sinh con - Ngày đăng: 12-02-2007
Dậy thì sớm ở các bé gái - Ngày đăng: 12-02-2007
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK