Còn gọi là ra kinh không rụng noãn hay chứng xuất huyết bằng đường âm đạo ngoài các chu kỳ kinh bình thường điều khiển bởi hormon. Chứng này xảy ra từng đợt nặng hay nhẹ có tính luân phiên, nhiều lúc chỉ là vết ở quần lót hay chu kỳ thấy dài hơn hoặc ngắn lại.
Chu kỳ kinh hàng tháng thông thường được tạo ra từ lớp nội mạc tử cung bong ra có nhiều máu tăng trưởng ở tử cung hàng tháng nhằm chuẩn bị cho thai kỳ (nếu có).
Nếu rụng noãn không xảy ra, chu kỳ kinh lại trễ càng khiến lớp nội mạc này ngày càng dày thêm và đó cũng là lý do khiến kinh ra trễ thường có lượng máu hơi nhiều.
Huyết kinh ra nhẹ hơn đôi khi chỉ là vết thường gặp ở giữa chu kỳ thông thường có thể là do lớp nội mạc không bền vững, bong ra và cũng là do lượng hormon không đủ để hỗ trợ hay còn bởi vì lớp này quá dày.
Những yếu tố khác có thể làm thay đổi hình thái ra huyết này bao gồm:
- Một vài bệnh lý bất thường về nội tiết.
- Do ảnh hưởng của một số dược phẩm.
- Tập thể thao quá sức hay tình trạng sụt cân.
- Stress hay bệnh tật nào đó.
- Khởi đầu kinh kỳ ở tuổi còn quá trẻ.
- Hết kinh: Ra huyết bất thường gặp trong những tháng cuối sắp hết kinh.
Triệu chứng chẩn đoán
Chứng ra huyết không đều này xảy ra từng lúc, diễn tiến từ tháng này sang tháng nọ, kéo dài lâu hay mau cũng thay đổi tùy người. Lượng máu ít hay nhiều kèm máu đông thành cục. Có thể làm nhiều xét nghiệm nhằm loại trừ vài nguyên nhân gây ra huyết bất thường.
Có thai: Thử nước tiểu và máu.
Hormon tuyến giáp hay prolactine: Thử máu.
Mãn kinh gặp ở các phụ nữ độ tuổi 40 hay 50: Thử máu nhằm xác định mức estrogen sụt giảm.
Bất thường ở tử cung, buồng trứng: Với cách siêu âm qua đường âm đạo, có thể đo độ dày nội mạc tử cung.
Có thể là ung thư ở phụ nữ trên 35 hay người có ung thư vú, buồng trứng, ruột già hay trong gia đình có nhiều người bị ung thư các loại kể trên hay người không có kinh trên 6 tháng.
Sinh thiết nội mạc tử cung cũng có thể thực hiện ở phòng khám qua dùng mỏ vịt để xem xét qua tình trạng cổ tử cung.
Hầu hết người phụ nữ có kinh không đều ở từng lúc hay lượng máu ra ở lúc nào đó trong chu kỳ kinh thường lệ rất có thể do là chu kỳ ấy không rụng noãn.
Vài phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh đều trở lại với cách dùng thuốc ngừa thai.
Nếu chu kỳ không đều này lại là dấu hiệu của khởi đầu ở tuổi mãn kinh: Điều này thường không kéo dài lâu chỉ là vài tháng.
Phương pháp điều trị
Nếu nguyên nhân ra huyết này do một yếu tố y khoa nào khác, điều trị dứt tình trạng ấy sẽ làm chu kỳ kinh đều trở lại.
Thuốc ngừa thai thường là phối hợp hai hormon estrogen và progesterone có thể điều hòa và giảm lượng xuất huyết. Có thể khuyến cáo nên dùng dài ngày loại viên chỉ chứa progesterone đơn thuần.
Ra huyết nghiêm trọng hơn vẫn có thể ngừng được bởi liều cao hormon có thể là estrogen hay progesterone. Nếu tình trạng ra huyết nặng hơn, cần phải nhập viện.
Nếu điều trị hormon vẫn không hiệu quả phải dùng tới biện pháp nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung.
Nếu sinh thiết tìm thấy tăng sinh nội mạc cần điều trị có chế độ theo dõi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi hay sau mãn kinh trong khi dùng hormon thay thế, tăng sinh nội mạc sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư nội mạc.
Khi nào cần xử trí, cấp cứu
Khi có sốt, chóng mặt hay ngất xỉu đau bụng hay ra huyết nhiều.
Tình trạng chu kỳ kinh không đều kéo dài, tuy nhẹ nhưng cũng nhất thiết cần thông báo cho bác sĩ.
Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả giữ điều hòa kỳ kinh trở lại hay kiểm soát được dấu hiệu ra huyết bất thường. Nếu bạn cảm thấy kinh ra không đều khiến bạn khó thụ thai, việc điều trị sẽ giúp có thai trở lại do kích thích rụng noãn. Kinh kỳ không đều này hoàn toàn không đồng nghĩa với bạn sẽ bị vô sinh, vậy bạn vẫn phải ngừa thai nếu đời sống tình dục bạn vẫn còn tốt.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...