Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 27-03-2021 2:38pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế

NHS Trần Thị Ngọc Diễm – Phòng khám Ngọc Lan


Trong nhịp sống hối hả, bên cạnh những lo toan về công việc, cuộc sống hàng ngày, thì các mẹ bầu phải đối diện với những nỗi buồn phiền, sự khó chịu khi bị nghén, phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ, nỗi lo về kiểm soát cân nặng cho cả mẹ bầu và bé trong và sau sinh …

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra một lượng lớn hormone là estrogen và progesterone, khiến các mẹ bầu có những thay đổi đáng kể về tính khí. Việc thay đổi về nội tiết tố này gây nên sự bực tức, nóng giận, hay tệ hơn là khả năng mất kiểm soát về tâm lý khiến các mẹ thường cáu gắt hay có khi là khóc lóc, nếu không có sự đồng cảm từ những người thân xung quanh, nhất là người chồng bên cạnh, thì việc này dễ dàng làm nên áp lực tâm lý và gây nặng thêm stress khi mang thai, điều này cũng phần nào làm tăng nguy cơ thai chết lưu.

Năm 1988-1989, bệnh viện Đại học Aarhus, Skejby Đan Mạch đã tiến hành một nghiên cứu về mối liên quan giữa căng thẳng tâm lý khi mang thai và thai chết lưu trên tổng số 19.282 người mẹ đơn thai và đã có thông tin xác thực về căng thẳng tâm lý khi mang thai.

Bảng câu hỏi sức khỏe tổng quát (GHQ) gồm 12 mục, điểm được tạo ra bởi tổng tất cả các câu trả lời, mỗi câu trả lời đóng góp một giá trị từ 0 đến 3, tức là mức căng thẳng tâm lý thấp đến mức căng thẳng tâm lý cao đồng thời kết hợp mối liên quan giữa căng thẳng tâm lý và thai chết lưu được trình bày dưới dạng rủi ro với khoảng tin cậy 95%.

Kết quả cho thấy có 66 trường hợp thai chết lưu (3,4 phần nghìn) trong đoàn hệ nghiên cứu. So với phụ nữ có mức căng thẳng tâm lý trung bình trong thai kỳ, phụ nữ có mức độ căng thẳng cao tăng đến 80% nguy cơ thai chết lưu (nguy cơ tương đối = 1,8 KTC 95% 1,1 – 3,2). Theo đó, việc điều chỉnh tuổi mẹ, cân nặng cơ thể trước khi mang thai, giáo dục và chung sống không thay đổi kết quả. Các kết quả về cơ bản không thay đổi sau khi loại trừ các trường hợp sinh non. Ngoài ra các biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp, xuất huyết âm đạo, tiêm ngừa không làm thay đổi kết quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tâm lý căng thẳng khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu. Đó không hẳn là mối quan hệ đơn thuần, mà điều này khiến các mẹ bầu thay đổi lại việc cân chỉnh tâm lý khi mang thai, bên cạnh đó cần chú trọng hơn những bài tập thư giãn trong khi mang thai, hãy nghĩ ngay đến việc bước xuống giường, mở vài bài nhạc thư giãn, tập cho mình một vài động tác yoga, cười thật nhiều và thoải mái bên người chồng khi cùng nhau nói về cái tên hay cho đứa trẻ sắp chào đời của bạn thay cho việc nằm suy nghĩ về mọi cảm xúc và mức độ tệ hại khi mang thai và sau sinh. Bạn sẽ trở thành một bà mẹ năng động và tuyệt vời nhất trong trải nghiệm thú vị khi được làm Mẹ.

Psychological stress during pregnancy and stillbirth: prospective study. BJOG 2008 Jun;115(7):882-5. doi: 10.1111/j.1471-0528.2008.01734.x.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK