Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Saturday 30-04-2011 2:36am
Viết bởi: Administrator

bd7

 

ThS. BS. Vương Thị Ngọc Lan - Đại học Y Dược TPHCM

 


GIỚI THIỆU

Kích thích buồng trứng (KTBT) có vai trò quan trọng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) giúp tăng tỉ lệ có thai do tăng số lượng trứng thu được, số phôi đạt được và tạo cơ hội cho sự chọn lựa phôi có chất lượng tốt để chuyển vào buồng tử cung.

Các báo cáo về tỉ lệ thai lâm sàng của bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) dao động rất lớn, từ 10-30%, chủ yếu là do các chu kỳ IUI có kích thích buồng trứng hay không kích thích buồng trứng. Sự kết hợp kích thích buồng trứng với IUI đưa đến sự cải thiện rõ rệt tỉ lệ thai lâm sàng của kỹ thuật này.

Kích thích buồng trứng là việc sử dụng các nội tiết tác động lên trục nội tiết sinh sản nhằm thúc đẩy sự phát triển nang noãn buồng trứng và tăng số lượng nang noãn thu được, từ đó tăng cơ hội thụ tinh và thụ thai ở người phụ nữ.

CÁC PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG TRONG IUI

Các phác đồ sử dụng một loại thuốc KTBT

Phác đồ Clomiphene citrate (CC) hay Aromatase inhibitor (AI)

bd1

Phác đồ gonadotrophins đơn thuần

bd2

Phác đồ gonadotrophins liều thấp tăng dần (cho bệnh nhân PCOS)

bd3

Các phác đồ phối hợp các thuốc KTBT

Phác đồ phối hợp CC hay AI và gonadotrophins

bd4

Phác đồ ngắn (flare-up)

bd4 - Copy

CÁC PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG TRONG TTTON

Phác đồ dài phối hợp GnRH đồng vận và FSH

bd5

Phác đồ phối hợp GnRH đối vận và FSH

bd6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG

1.   Tuổi vợ: tỉ lệ có thai giảm khi người vợ càng lớn tuổi. Tuổi vợ là một yếu tố rất quan trọng, có liên quan đến tỉ lệ thai lâm sàng của điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

2.   Số nang noãn phát triển đạt được khi KTBT để IUI: lý tưởng nên là <3 nang phát triển và không nên quá nhiều nang vì cần cân nhắc đến các biến chứng như quá kích buồng trứng và đa thai. Số nang noãn cần thiết cho sự thành công của một chu kỳ TTTON là 10-12 nang.

3.   Độ dày nội mạc tử cung và tỉ lệ thai lâm sàng. Tỉ lệ có thai thấp khi nội mạc tử cung mỏng bằng hoặc mỏng hơn 7mm.

4.   Phác đồ KTBT và tỉ lệ thai lâm sàng. Mỗi phác đồ KTBT có ưu và khuyết điểm riêng. Các phác đồ có sử dụng FSH đơn thuần hay phối hợp cho số nang noãn trung bình nhiều hơn, độ dày nội mạc tử cung trung bình cao hơn.

5.   Biến chứng của KTBT trong HTSS: 2 biến chứng thường gặp nhất là quá kích buồng trứng và đa thai và thường gia tăng với các phác đồ có sử dụng thuốc tiêm để KTBT. Tuy nhiên, với liều thuốc, cách điều chỉnh liều thuốc phù hợp và theo dõi sự phát triển nang noãn đúng cách, chúng ta sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng này.

6.   Chọn lựa phác đồ KTBT. Chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng phù hợp sẽ giúp tăng cơ hội thành công cho chu kỳ điều trị. Chọn lựa phác đồ KTBT cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Tuổi người phụ nữ
  • Chỉ định điều trị
  • Thời gian vô sinh
  • Các khảo sát dự trữ buồng trứng
  • Tiền sử các lần KTBT trước đó về phác đồ, liều thuốc sử dụng, số nang noãn trưởng thành, độ dày và hình ảnh nội mạc tử cung.
  • Kỹ thuật HTSS thực hiện
  • Khả năng kinh tế của bệnh nhân.

7.   Đáp ứng với KTBT ở từng người rất khác nhau. Do đó, cần theo dõi sát để điều chỉnh liều thuốc kịp thời, phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất mà giảm được biến chứng.

8.   Nếu bệnh nhân đáp ứng không phù hợp, nên thay đổi phác đồ KTBT hơn là thay đổi loại thuốc có cùng cơ chế tác động để đạt được hiệu quả.

KẾT LUẬN

Kích thích buồng trứng có vai trò quan trọng trong các kỹ thuật HTSS. Phác đồ KTBT có sử dụng FSH đơn thuần hay phối hợp cho tỉ lệ thai lâm sàng cao. Không có một phác đồ KTBT lý tưởng cho tất cả các bệnh nhân, cần chọn lựa một phác đồ KTBT phù hợp dựa trên nhiều yếu tố như tuổi vợ, dự trữ buồng trứng, tiền sử các lần KTBT trước đó. Sử dụng phù hợp, đúng cách, theo dõi cẩn thận phác đồ KTBT sử dụng FSH sẽ hạn chế được các biến chứng mà tỉ lệ thai lâm sàng cao.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Vô cảm trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 30-11-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK