Tin tức
on Sunday 03-10-2021 9:33am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Vũ Đoan Mỹ Trinh - IVFMD Bình Dương
Trữ đông phôi ngày càng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ sinh sản giúp tăng tỷ lệ thai lâm sàng tích lũy và giảm số lượng phôi chuyển ở mỗi chu kỳ chuyển phôi. Cùng với sự phát triển của công nghệ đông lạnh, trữ đông phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của phôi sau rã đông do đó cải thiện kết quả lâm sàng của chuyển phôi trữ. Mặc dù chuyển phôi với 50% phôi bào sống sau rã đông có thể cho kết quả đậu thai thành công nhưng tỷ lệ thai lâm sàng sẽ cao hơn khi các phôi sống nguyên được chuyển. Nghiên cứu của Edgar cho rằng, sự phát triển của phôi và tỷ lệ sống của phôi bào sau rã đông đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ làm tổ (Edgar và cs., 2001). Kết quả thai lâm sàng ở các phôi có tỷ lệ phôi bào sống sau rã đông khác nhau là khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ làm tổ của các phôi được trữ đông ở giai đoạn 5, 6, 7 và 8 tế bào để phân tích tiềm năng làm tổ và các kết quả lâm sàng khi chuyển các phôi trữ này.
Nghiên cứu quan sát hồi cứu (2020) được thực hiện trên 1487 chu kỳ chuyển phôi trữ. Dựa trên số lượng phôi bào trước trữ đông và số lượng phôi bào sống sau rã đông, phôi được chia thành các nhóm: 5c-5c, 6c-5c, 6c-6c, 7c-5c, 7c-6c, 7c-7c, 8c-5c, 8c-6c, 8c-7c và 8c-8c. Tất cả các phôi trong nghiên cứu được chuyển sau khi rã đông 16 giờ. Những phôi được chuyển là những phôi có số lượng phôi bào từ 5 phôi bào và tỷ lệ phân mảnh dưới 25%.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ làm tổ của phôi sống nguyên sau rã ở các nhóm 5-5c, 6-6c, 7-7c và 8-8c lần lượt là 6,09%, 14,94%, 36,1% và 45,1%, có sự khác biệt đáng kể giữa 4 nhóm. Tỷ lệ làm tổ của phôi với các nhóm 8-8c, 8-7c, 8-6c và 8-5c lần lượt là 45,1%, 40,7%, 32,1% và 21,4% cho thấy một xu hướng tỷ lệ làm tổ giảm đáng kể khi số lượng phôi bào sống sau rã giảm. Tỷ lệ làm tổ ở nhóm 7-7c, 7-6c và 7-5c lần lượt là 36,1%, 26,3% và 13,3% cũng cho thấy xu hướng giảm đáng kể. Tỷ lệ làm tổ của phôi sau rã đông với nhóm 5-5c, 6-5c, 7-5c và 8-5c lần lượt là 6,09%, 11,1%, 13,3% và 21,4%; tương tự tỷ lệ làm tổ của nhóm phôi có 8-6c cũng cao hơn đáng kể so với nhóm phôi có 6-6c; không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm phôi 8-7c và nhóm phôi 7-7c.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy số lượng phôi bào sống sót sau rã đông có thể là một chỉ số quan trọng để dự đoán tiềm năng phát triển và khả năng làm tổ của phôi. Đối với phôi có chất lượng tốt, một lượng nhỏ phôi bào thay đổi sẽ không làm giảm khả năng phát triển của phôi và tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi.
Tài liệu tham khảo: Wang YJ, Liu WJ, Fan L, et al. The impacts of the number of prefreeze and postthaw blastomeres on embryo implantation potential: A systematic analysis. Medicine (Baltimore). 2020;99(13):e19591. doi: 10.1097/MD.0000000000019591.
Trữ đông phôi ngày càng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ sinh sản giúp tăng tỷ lệ thai lâm sàng tích lũy và giảm số lượng phôi chuyển ở mỗi chu kỳ chuyển phôi. Cùng với sự phát triển của công nghệ đông lạnh, trữ đông phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của phôi sau rã đông do đó cải thiện kết quả lâm sàng của chuyển phôi trữ. Mặc dù chuyển phôi với 50% phôi bào sống sau rã đông có thể cho kết quả đậu thai thành công nhưng tỷ lệ thai lâm sàng sẽ cao hơn khi các phôi sống nguyên được chuyển. Nghiên cứu của Edgar cho rằng, sự phát triển của phôi và tỷ lệ sống của phôi bào sau rã đông đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ làm tổ (Edgar và cs., 2001). Kết quả thai lâm sàng ở các phôi có tỷ lệ phôi bào sống sau rã đông khác nhau là khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ làm tổ của các phôi được trữ đông ở giai đoạn 5, 6, 7 và 8 tế bào để phân tích tiềm năng làm tổ và các kết quả lâm sàng khi chuyển các phôi trữ này.
Nghiên cứu quan sát hồi cứu (2020) được thực hiện trên 1487 chu kỳ chuyển phôi trữ. Dựa trên số lượng phôi bào trước trữ đông và số lượng phôi bào sống sau rã đông, phôi được chia thành các nhóm: 5c-5c, 6c-5c, 6c-6c, 7c-5c, 7c-6c, 7c-7c, 8c-5c, 8c-6c, 8c-7c và 8c-8c. Tất cả các phôi trong nghiên cứu được chuyển sau khi rã đông 16 giờ. Những phôi được chuyển là những phôi có số lượng phôi bào từ 5 phôi bào và tỷ lệ phân mảnh dưới 25%.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ làm tổ của phôi sống nguyên sau rã ở các nhóm 5-5c, 6-6c, 7-7c và 8-8c lần lượt là 6,09%, 14,94%, 36,1% và 45,1%, có sự khác biệt đáng kể giữa 4 nhóm. Tỷ lệ làm tổ của phôi với các nhóm 8-8c, 8-7c, 8-6c và 8-5c lần lượt là 45,1%, 40,7%, 32,1% và 21,4% cho thấy một xu hướng tỷ lệ làm tổ giảm đáng kể khi số lượng phôi bào sống sau rã giảm. Tỷ lệ làm tổ ở nhóm 7-7c, 7-6c và 7-5c lần lượt là 36,1%, 26,3% và 13,3% cũng cho thấy xu hướng giảm đáng kể. Tỷ lệ làm tổ của phôi sau rã đông với nhóm 5-5c, 6-5c, 7-5c và 8-5c lần lượt là 6,09%, 11,1%, 13,3% và 21,4%; tương tự tỷ lệ làm tổ của nhóm phôi có 8-6c cũng cao hơn đáng kể so với nhóm phôi có 6-6c; không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm phôi 8-7c và nhóm phôi 7-7c.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy số lượng phôi bào sống sót sau rã đông có thể là một chỉ số quan trọng để dự đoán tiềm năng phát triển và khả năng làm tổ của phôi. Đối với phôi có chất lượng tốt, một lượng nhỏ phôi bào thay đổi sẽ không làm giảm khả năng phát triển của phôi và tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi.
Tài liệu tham khảo: Wang YJ, Liu WJ, Fan L, et al. The impacts of the number of prefreeze and postthaw blastomeres on embryo implantation potential: A systematic analysis. Medicine (Baltimore). 2020;99(13):e19591. doi: 10.1097/MD.0000000000019591.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng noãn ở những bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-10-2021
Tương quan giữa các nồng độ progesterone vào ngày chuyển phôi và kết quả thai trong các chu kỳ chuyển phôi trữ nhân tạo - Ngày đăng: 03-10-2021
THAY ĐỔI KINH NGUYỆT SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19 - Ngày đăng: 03-10-2021
Hiệu quả của việc bổ sung synbiotic và thay đổi lối sống ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 03-10-2021
Sự nhân lên của virus viêm gan B trong quá trình kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 03-10-2021
Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt i khác nhau ở các chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 01-10-2021
Biến chứng sau sinh tăng ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 01-10-2021
Sự biểu hiện và hoạt động của các thụ thể Toll – like ở phôi người giai đoạn tiền làm tổ gợi ý một vai trò mới của hệ miễn dịch bẩm sinh - Ngày đăng: 30-09-2021
Ảnh hưởng của các phương pháp lựa chọn tinh trùng lên kết quả ICSI ở bệnh nhân oligoteratozoospermia - Ngày đăng: 28-09-2021
Trữ lạnh cả noãn và tinh trùng làm hạn chế sự phát triển và khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 28-09-2021
Tiềm năng phát triển của noãn chưa trưởng thành sau chọc hút ở các chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 28-09-2021
Chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của những phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK