Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 03-10-2021 9:30am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Vũ Đoan Mỹ Trinh - IVFMD Bình Dương

Xu hướng chuyển phôi trữ ngày càng tăng kể từ khi các phương pháp đông lạnh phôi phát triển. Vì vậy, phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các bác sĩ. Trong quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung, estrogen và progesterone (P4) là các nội tiết tố thường được dùng phổ biến. P4 đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình phôi làm tổ và thai kỳ. Vào ngày chuyển phôi, nồng độ P4 trong máu được xem là có liên quan đến kết quả thai. Một số nghiên cứu đã ghi nhận, nồng độ P4 trên một ngưỡng nhất định vào ngày chuyển phôi trữ cho tỷ lệ mang thai thấp hơn đáng kể. Do tính không đồng nhất của các tài liệu hiện nay, nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tương quan nồng độ P4 vào ngày chuyển phôi và kết quả thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ.
 
Nghiên cứu hồi cứu (2020) đã được thực hiện với 2010 chu kỳ chuyển phôi trữ. Ngưỡng 10 ng / mL được sử dụng. Kết quả Beta hCG, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống được so sánh giữa những người có mức P4 trên và dưới ngưỡng này. Phân tích ngưỡng P4 vào ngày chuyển phôi là 5 ng / mL và 20 ng / mL cũng được thực hiện đối chứng.
 
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ Beta hCG (39,53% so với 40,98%, p = 0,52), tỷ lệ thai lâm sàng (20,82% so với 22,78%, p = 0,30) và tỷ lệ trẻ sinh sống (14,25% so với 16,21%; p = 0,23) với ngưỡng P4 là 10 ng / mL. Ở những bệnh nhân có P4 đạt ngưỡng 20 ng / mL, kết quả thống kê cho thấy không cải thiện đáng kể kết quả thai. Mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng, sự cải thiện là có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ sinh sống ở những bệnh nhân có nồng độ P4 ngày chuyển phôi lớn hơn hoặc bằng 5 ng / mL.
 
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu cho rằng nồng độ P4 bằng hoặc trên 10 ng / mL vào ngày chuyển phôi trữ không cải thiện kết quả mang thai. Nồng độ P4 dưới 5 ng / mL có liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn.
 
Tài liệu tham khảo: Volovsky M, Pakes C, Rozen G, Polyakov A. Do serum progesterone levels on day of embryo transfer influence pregnancy outcomes in artificial frozen-thaw cycles? J Assist Reprod Genet. 2020 May;37(5):1129-1135.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK